Gọi vốn vào công nghiệp chế biến thực phẩm
![]() | Để hút dòng tiền ngoại |
![]() | Tìm vốn ngoại không dễ |
![]() | Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam |
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Việt Nam đã thu hút được 7,6 tỷ USD vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm với 521 dự án. Quy mô vốn này được đánh giá là kém xa so với tiềm năng và các lợi thế sẵn có của Việt Nam trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm.
Riêng về đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tăng rất chậm so với tổng vốn FDI. Năm 2012 vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 0,6%, năm 2013 chiếm 0,8%, năm 2014 chiếm 0,5% và năm 2015 mới nhích lên được 1%. Có thể thấy, tuy là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế, nhưng vốn FDI vào ngành nông nghiệp còn tương đối hạn chế so với nhu cầu của ngành.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, phân bổ vốn FDI trong nông nghiệp cũng không đồng đều, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như chế biến gỗ và lâm sản, chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi. Vốn đầu tư cho các ngành chế biến nông sản, thủy sản còn ít.
Ông Đặng Xuân Quang, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, thực trạng này cho thấy phần lớn các hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm ít gắn kết trực tiếp với dự án trong lĩnh vực nông nghiệp. Các DN chế biến thực phẩm cũng chưa quan tâm phát triển vùng nguyên liệu để tạo giá trị gia tăng cao hơn cho sản xuất. Hơn nữa, nguyên liệu trong nước mặc dù rất phong phú song chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của DN FDI.
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới thông qua một loạt các hiệp định thương mại tự do, ngành nông nghiệp sẽ đón nhận nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, để vào được các thị trường này đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt tại một số thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, thời gian vừa qua, một số NĐT lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc đã rất quan tâm đến các dự án nông nghiệp tại Việt Nam. Về phía Việt Nam, nhiều địa phương và DN đã chuẩn bị những dự án để hợp tác đầu tư với NĐT nước ngoài, nhưng trên thực tế dự án mà hai bên có thể tiến tới cùng đầu tư kinh doanh còn chưa nhiều.
Cục Đầu tư nước ngoài kỳ vọng, việc thu hút những DN nước ngoài hợp tác với DN trong nước trong lĩnh vực này sẽ giúp nền nông nghiệp Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị gia tăng cao; đồng thời sẽ giúp Việt Nam sử dụng và bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm nhiều việc làm và đưa cách thức quản lý tiên tiến ứng dụng vào ngành nông nghiệp...
Tuy nhiên, để gọi vốn thành công, có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết. GS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp đã chỉ ra nhiều hạn chế của ngành này khiến các NĐT ngoại ngại bỏ vốn. Theo ông, nguồn nguyên liệu nông, thủy sản trong nước có chất lượng không ổn định, không được kiểm soát chặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, rất rủi ro cho NĐT sản xuất hàng xuất khẩu khiến họ không dám đầu tư lớn. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam còn kém, chưa hỗ trợ được các khâu sản xuất tinh. Vì vậy, thay vì bỏ vốn vào lĩnh vực này, NĐT thường chọn các khâu sản xuất trung gian.
Còn theo ông Đặng Xuân Quang, Việt Nam chưa có ưu đãi riêng cho lĩnh vực này mà nằm rải rác ở các quy định khác nhau, trong các chính sách nông nghiệp nông thôn, tín dụng, phụ thuộc vào từng địa bàn cụ thể... Vì vậy chính sách thu hút đầu tư cũng chưa đủ hấp dẫn để gọi vốn từ NĐT ngoại.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
