Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải bài toán tăng nhu cầu vay
Gỡ cơ chế để gói tín dụng 120.000 tỷ đồng “thoát ế” Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải ngân đúng mục tiêu, đối tượng, hiệu quả Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Tạo mọi điều kiện, nhưng không hạ chuẩn |
Trong số 30 dự án có nhu cầu vay vốn, các NHTM đã cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền là khoảng 7.000 tỷ đồng. Qua quá trình nắm bắt tình hình triển khai gói tín dụng, nhiều chủ doanh nghiệp đầu tư cho biết, nguồn vốn không phải là vấn đề then chốt, mà họ đang gặp khó đủ đường trong quá trình thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Vừa là chủ đầu tư, vừa là doanh nghiệp thi công, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình chia sẻ, xây nhà ở xã hội không có gì khó khăn, thậm chí rất thoáng, nhưng muốn làm được dự án đầu tiên là phải có quỹ đất được giải phóng mặt bằng. Thế nhưng, riêng TP. Hà Nội, 10 năm nay chưa có quỹ đất sạch nào trong nội thành để đấu thầu. Nên dù có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, nhưng nếu không có đất, không thể làm nhà ở xã hội. “Vừa rồi, tôi có gửi văn bản tới Thủ tướng Chính phủ nêu vấn đề quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là phải có đất, còn tiền thì ưu tiên cho người mua vay. Chúng tôi làm nhà ở xã hội thì người dân xếp hàng mua. Chủ đầu tư vay cũng được, không vay cũng được vì làm xong móng thôi người ta đã xếp hàng mua rồi”, ông Đường thông tin thêm.
![]() |
Các ngân hàng luôn sẵn sàng cho vay nhà ở xã hội |
Còn ông Trần Mạnh Trung, Giám đốc Ban quản lý dự án nhà ở xã hội Hạ Đình UDIC Ecotower 214 Nguyễn Xiển cho biết, hiện nay UDIC có một số dự án xin chủ trương đầu tư về nhà ở xã hội đang được thực hiện như dự án đang triển khai ở Nguyễn Xiển. Nói về lý do dự án 214 Nguyễn Xiển chậm thi công, ông Trần Mạnh Trung cho biết, các thủ tục về đầu tư xây dựng đều bị kéo dài thời gian. Chẳng hạn như xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, theo quy định có 10 ngày nhưng doanh nghiệp phải làm mất khoảng 143 ngày bởi 2 lần bị góp ý về những quy chuẩn trong phòng cháy chữa cháy...
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đưa ra con số đáng chú ý, 100% dự án nhà ở xã hội vướng pháp lý trừ trường hợp nhà nước đấu thầu chọn chủ đầu tư. Trong đó, vướng mắc nhất ở chấp thuận chủ trương đầu tư. Ông Châu cho biết, đa số doanh nghiệp mua đất làm nhà ở xã hội, về cơ chế được ưu đãi tăng 50% mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất. Điều này dẫn tới tăng quy mô dân số, không phù hợp quy hoạch phân khu, theo đó, không được cấp chủ trương đầu tư.
Liên quan đến nguồn vốn cho nhà ở xã hội, ông Châu cho rằng, Bộ Xây dựng cần kiến nghị với Chính phủ trình Quốc hội bố trí chi ngân sách nhà nước trung hạn 2021- 2025 và 2026 - 2030 có nguồn vốn tái cấp vốn, bù lãi suất, để người mua vay với lãi suất 4,8%/năm thời hạn vay 25 năm. Chủ đầu tư được vay với lãi suất 4,8 - 5%/năm trong thời hạn 5 năm.
Nói về vấn đề lãi suất ưu đãi cho dự án nhà ở xã hội, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ, người cấp vốn là ngân hàng, nhưng ngân hàng cũng là doanh nghiệp, bởi vậy không thể bắt ngân hàng cho vay thấp hơn khoảng 4,8%/năm khi họ đi huy động lãi suất trên 5%/năm. Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng, phải thay đổi quan điểm, tư duy về nhà ở xã hội hay bất cứ phân khúc nhà nào đều phải có vai trò của nhà nước. “Cần phải làm rõ, đánh giá sâu hơn về lợi ích phát triển nhà ở xã hội đối với địa phương. Phải xác định vai trò của nhà nước, nhà nước giao quyền cho các địa phương, các địa phương sẵn sàng tạo quỹ đất, nguồn lực…”, ông Đính chia sẻ quan điểm.
Theo mục tiêu Chính phủ đặt ra, trong năm 2024, cả nước phấn đấu hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Đây là quyết tâm rất lớn của Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay. Tuy nhiên, chặng đường hướng tới mục tiêu này còn rất nhiều gian nan.
Đại diện NHNN cho biết, chương trình 120.000 tỷ đồng được triển khai trong gần 10 năm nhằm thực hiện Đề án xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội. Vì vậy, để đẩy mạnh chương trình này, cần có sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị, các Bộ, ngành, địa phương quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án này. Từ đó tạo ra các dự án nhà ở để NHTM xem xét cho vay.
Về phía ngành Ngân hàng, lãnh đạo NHNN luôn yêu cầu các ngân hàng tích cực triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác truyền thông về chương trình tới các khách hàng với các thông tin đầy đủ, chi tiết, rõ ràng để khách hàng nắm bắt đúng, đủ. Ngoài ra, NHTM chủ động phối hợp NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các cơ quan tại địa phương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi triển khai cho vay.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
