agribank-vietnam-airlines

Gói cứu trợ mới của Mỹ: Ai là người thụ hưởng?

Mai Ngọc
Mai Ngọc  - 
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những hộ gia đình có nhu cầu lớn hơn nhiều khả năng sẽ chi tiêu ngay lập tức, qua đó giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn so với trường hợp các khoản hỗ trợ được sử dụng để tiết kiệm hoặc trả bớt nợ. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách lại muốn người tiêu dùng ở nhà và hạn chế sự lây lan của coronavirus, thay vì chi tiêu cho những thứ như ăn uống và đi du lịch.
aa

Kế hoạch kích thích mới trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden đang vấp phải sự phản đối của Quốc hội. Điều đó đẩy ông vào tình thế khó xử, hoặc là giữ lời hứa cung cấp khoản hỗ trợ trực tiếp 2.000 USD để cứu nền kinh tế đang bị tàn phá, hoặc nhắm mục tiêu vào những người thất nghiệp và thu nhập thấp.

Hiện chính quyền của ông Joe Biden đề xuất hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD cho những cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Tuy nhiên một số đảng viên Cộng hòa và Dân chủ lên tiếng lo ngại rằng tiền có thể chuyển đến tay những người không cần chúng. Trên thực tế, gói cứu trợ trước đó bao gồm việc hỗ trợ trực tiếp 600 USD đã hỗ trợ cho cả những cá nhân kiếm được tới 75.000 USD.

goi cuu tro moi cua my ai la nguoi thu huong
Thu nhập của người Mỹ đã phục hồi nhờ các biện pháp kích thích, nhưng chi tiêu thì không

Trong khi nhiều nghiên cứu cho thấy, những hộ gia đình có nhu cầu lớn hơn nhiều khả năng sẽ chi tiêu ngay lập tức, qua đó giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn so với trường hợp các khoản hỗ trợ được sử dụng để tiết kiệm hoặc trả bớt nợ. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách lại muốn người tiêu dùng ở nhà và hạn chế sự lây lan của coronavirus, thay vì chi tiêu cho những thứ như ăn uống và đi du lịch.

Trong một báo cáo phân tích kế hoạch kích thích của ông Joe Biden được công bố hôm 28/1, các nhà nghiên cứu của Viện Brookings cho biết, việc hỗ trợ cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương về tài chính tạo ra sự thúc đẩy lớn nhất cho tổng sản phẩm quốc nội.

Trước đó trong một báo cáo tháng 12, JPMorgan Chase Institute đã kiểm tra 1,8 triệu tài khoản khách hàng của mình và phát hiện ra rằng, những người có thu nhập cao nhất hoặc các hộ gia đình kiếm được hơn 68.800 USD thường có xu hướng nắm giữ tài sản. Nói cách khác, những người Mỹ nghèo nhất thường chi tiêu nhiều hơn.

Dữ liệu gần đây từ Opportunity Insights - một tổ chức phi lợi nhuận do Giáo sư Raj Chetty của Đại học Harvard đứng đầu - cũng cho thấy một phát hiện tương tự đối với các khoản thanh toán kích cầu vào tháng 12/2020. Nhóm của Chetty nhận thấy rằng các hộ gia đình có thu nhập dưới 46.000 USD đã tăng chi tiêu 7,9% trong khoảng thời gian hai tuần sau khi luật kích thích được thông qua, so với chỉ 0,2% đối với những hộ kiếm trên 78.000 USD.

Tuy nhiên không phải cuộc khảo sát nào cũng cho kết quả như vậy. Chẳng hạn hồi tháng 12/2020, Fed New York đã hỏi mọi người sẽ làm gì với mức tăng thu nhập bất ngờ 10%, chỉ 19% cho biết họ sẽ chi tiêu; trong khi số còn lại cho biết họ sẽ tiết kiệm, đầu tư hoặc trả bớt nợ. Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Cục Thống kê Lao động được thực hiện tháng 8/2020 lại cho thấy, hầu hết mọi người sẽ chi tiêu các khoản hỗ trợ, trong đó 2/3 số người cho biết họ sẽ sử dụng các khoản hỗ trợ này để mua thực phẩm.

Claudia Sahm - một nhà kinh tế đã nghiên cứu tác động của các khoản hỗ trợ trực tiếp trong các gói kích thích khủng hoảng tài chính tại Fed cho biết, một vấn đề lớn khi triển khai chính sách hỗ trợ có mục tiêu là chính phủ không có tất cả thông tin cần thiết. Những người vừa bị mất việc hoặc vừa bị cắt giảm lương có thể sẽ không đủ tiêu chuẩn.

Trong khi một số người có thu nhập cao hơn có thể vẫn đang sống theo kiểu “kiếm được bao nhiêu, sài bấy nhiêu”. Vì vậy, mặc dù những người đó có thể sử dụng số tiền hỗ trợ để chi tiêu hoặc trả nợ thay vì tiết kiệm, thế nhưng họ vẫn có thể nằm trong số những người có tình trạng tài chính tốt hơn nên không được nhận hỗ trợ.

Vì vậy theo Sahm, nếu muốn có được một hiệu quả tốt nhất từ chính sách hỗ trợ trực tiếp, cần phải hỗ trợ cho những người có số dư tài khoản ngân hàng thấp nhất. Nhưng điều đáng tiếc là “chính phủ liên bang không có thông tin đó”, Sahm nói. “Nếu quá cứng nhắc với việc hướng tới mục tiêu, bạn có thể bỏ sót những người thực sự cần chúng”.

Theo Jonathan Parker - Giáo sư tài chính tại Trường Quản lý MIT Sloan, người đã nghiên cứu về biện pháp kích thích của chính phủ trong hơn hai thập kỷ, câu hỏi đặt ra khi xây dựng gói kích thích này là: Liệu chúng ta có nên cố gắng kích thích nền kinh tế ngay từ bây giờ hay đợi đến khi văc-xin được triển khai rộng rãi? Điều đó lập luận cho việc hướng mục tiêu hỗ trợ trực tiếp đến những người có thu nhập thấp nhất bằng cách tăng cường trợ cấp thất nghiệp và chương trình phiếu thực phẩm, trong khi đẩy mạnh chương trình tín dụng thuế. Theo vị giáo sư này, các khoản hỗ trợ trực tiếp sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất trong việc thúc đẩy tăng trưởng nếu chi tiêu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau khi việc tiêm chủng văc-xin được tiến hành rộng rãi.

Mai Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Theo nhà đàm phán hàng đầu của Nhật Bản, chính sách tiền tệ của nước này có thể là một nội dung thảo luận tại cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Nhật sắp tới. Liệu đây có là một áp lực đối với NHTW Nhật Bản (BOJ) phải sớm tăng lãi suất?
Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã gây thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua.
Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Singapore đã nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp vào thứ Hai, khi quốc gia này công bố mức tăng trưởng GDP thấp hơn dự kiến trong quý đầu năm.
Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Nhật Bản phải củng cố sức mạnh của đồng yên vì sự suy yếu của đồng nội tệ đã đẩy chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình lên cao, Itsunori Onodera - Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của Đảng Dân chủ tự do (đảng cầm quyền) cầm quyền cho biết hôm Chủ Nhật (13/4).
Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh, trong khi kỳ vọng lạm phát vọt lên mức chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980, đã khuếch đại tình thế tiến thoái lưỡng nan của Fed trong việc xác định liệu nền kinh tế đang phải đối mặt với cú sốc giá mới hay đang hướng đến suy thoái, hay thậm chí là cả hai.
Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động mạnh do căng thẳng thương mại leo thang, đồng euro bất ngờ trở thành điểm sáng trên thị trường ngoại hối, khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 năm so với USD.
Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Tâm lý người tiêu dùng Mỹ sụt giảm mạnh trong tháng 4, trong khi kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 1981, giữa lúc lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang làm chao đảo thị trường tài chính và tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.
Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với nguy cơ đình lạm khi cuộc thương chiến dưới thời Tổng thống Donald Trump ngày càng leo thang, theo phát biểu của các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này.
Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?

Trong các phiểu mới đây, nhiều quan chức Fed cho biết họ tiếp tục coi thuế quan là một đòn giáng vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tăng nguy cơ lạm phát cao hơn. Điều đó khiến chính sách tiền tệ đứng trước ngã ba đường khó khăn.
Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Thị trường hàng hóa: Chỉ số MXV-Index nối dài đà phục hồi sang phiên thứ hai

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong phiên giao dịch ngày hôm qua (10/4). Đóng cửa, lực mua chiếm ưu thế đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng 0,15% lên mức 2.127 điểm.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data