agribank-vietnam-airlines

Giải quyết nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm

Hà Thành thực hiện
Hà Thành thực hiện  - 
TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trọng tâm thời gian tới tập trung giải quyết nợ xấu do dịch Covid-19 để lại; đồng thời đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng lên cho DN phục hồi, kể cả khu vực dịch vụ cũng như nông nghiệp, công nghiệp.
aa
giai quyet no xau la nhiem vu trong tam Tháo gỡ gấp nợ xấu cho vay tàu cá
giai quyet no xau la nhiem vu trong tam Xử lý nợ xấu: Cần thêm chất xúc tác cho thị trường
giai quyet no xau la nhiem vu trong tam Vướng mắc trong xử lý nợ xấu chủ yếu do áp dụng pháp luật thiếu đồng bộ
giai quyet no xau la nhiem vu trong tam
TS. Lê Xuân Nghĩa

Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa là kết thúc năm 2020 cũng là thời gian để toàn ngành Ngân hàng hoàn thành Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (Đề án 1058). Đến thời điểm này, Đề án 1058 đã triển khai như thế nào, kết quả ra sao? Đại dịch Covid-19 đặt ra những khó khăn, thách thức nào đối với giai đoạn tái cơ cấu tiếp theo của hệ thống các TCTD?

Phóng viên Thời báo Ngân hàng đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách, tài chính tiền tệ quốc gia xung quanh vấn đề này.

Theo ông tiến trình tái cơ cấu trong giai đoạn 2016-2020 của hệ thống ngân hàng đã đạt được những kết quả nổi bật gì?

Tôi cho rằng, có 4 thành tựu nổi bật mà hệ thống ngân hàng đã đạt được tại Đề án 1058. Một là, các NHTM có bước phục hồi mạnh mẽ trong 5 năm qua, đặc biệt là phục hồi tài chính, nợ xấu giảm mạnh. Do đó, giúp khả năng sinh lời của ngân hàng tăng. ROA từ 0,6% đạt xấp xỉ 1%; ROE từ 6% lên 12-14%. Nền tảng tài chính của các NHTM đạt mức trung bình tại khu vực Đông Nam. Đây là thành tựu quan trọng khẳng định sức khoẻ của hệ thống ngân hàng Việt Nam hồi phục tốt.

Hai là, vốn tự có đạt được những bước tiến rất quan trọng. Trong 5 năm vừa rồi, vốn tự có của ngân hàng tăng xấp xỉ 40% đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu CAR. Việc tăng vốn của NHTM linh hoạt hơn không chỉ tăng vốn cấp 1, mà cả vốn cấp 2, tất cả đều theo thông lệ quốc tế. Ngoài vốn cấp 1, cấp 2, một số ngân hàng còn tăng “đệm tài chính” chiếm khoảng 1-2% vốn tự có. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng của Ủy ban Basel II giúp ngân hàng có thêm dư địa tài chính để vượt qua khó khăn khi thị trường có biến động.

Ba là, các NHTM có bước tiến quan trọng về quản trị. Nhiều NHTM thực hiện theo Thông tư 41, tăng trách nhiệm của ban điều hành, giảm sự can thiệp của chủ sở hữu và đặc biệt là quản trị rủi ro được tăng cường. 5 năm vừa qua thanh khoản hệ thống ngân hàng luôn trong trạng thái ổn định. Sự ổn định đó có được một phần cũng nhờ NHNN đưa ra những chính sách cơ chế chặt chẽ về tín dụng như kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, cho vay BĐS, cho vay chứng khoán, kiểm soát cho vay tiêu dùng... Vì vậy, đã đảm bảo hệ số tiền gửi/cho vay (LDR) khá ổn định, góp phần ổn định thanh khoản hệ thống.

Bốn là, một số ngân hàng đã xây dựng hệ sinh thái số. Trên nền tảng đó, họ đã phát triển sản phẩm ngân hàng mới và nâng cao được chất lượng dịch vụ kể cả thanh toán, cho vay tiêu dùng, dịch vụ bảo hiểm.

Còn hạn chế nào đặt ra trong quá trình thực hiện Đề án 1058 không, thưa ông?

Chất lượng tài sản, nợ xấu tiềm tàng vẫn khá lớn do tác động của dịch Covid-19 khiến số DN phá sản khá cao, giá trị của TSĐB giảm mạnh. Nợ xấu do các DN không trả được nợ vẫn đang được khoanh, giãn khá lớn. Đây có thể là khó khăn lớn của hệ thống ngân hàng trong trung hạn.

Điểm hạn chế nữa là cho vay người có liên quan dù đã được cải thiện, nhưng chưa được giải quyết triệt để do tồn tại từ nhiều năm. Vì lẽ đó, nợ xấu từ khu vực này trong hệ thống ngân hàng vẫn còn khá lớn. Điều này cần phải được tiếp tục xử lý trong thời gian tới, nhất là đối với NHTMCP lớn. Chúng ta không thể làm ngơ, cần có biện pháp để siết chặt, vì đấy là vấn đề quan trọng đảm bảo an toàn của hệ thống.

Mặc dù như trên đã nói, hệ thống công nghệ của các ngân hàng Việt Nam đã có tiến bộ nhất định. Nhưng xét về mặt quản trị, công nghệ của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn chậm so với các nước trong khu vực. Về quản trị cũng vậy, cần phải xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp, đào tạo bài bản và có sự tách rời rõ ràng giữa ban điều hành và các cổ đông để tạo ra bước tiến bộ vượt bậc nhanh hơn về quản trị, đồng thời giảm thiểu các chi nhánh.

giai quyet no xau la nhiem vu trong tam
Năng lực tài chính của các ngân hàng đã được cải thiện tích cực

Trước áp lực từ nội tại cũng như từ bên ngoài, theo ông trong Đề án tái cơ cấu giai đoạn tới đây cần phải tập trung vào những vấn đề gì?

Tôi cho rằng, trọng tâm thời gian tới tập trung giải quyết nợ xấu do dịch Covid-19 để lại; đồng thời đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng lên cho DN phục hồi, kể cả khu vực dịch vụ cũng như nông nghiệp, công nghiệp. Ngoài xử lý nợ xấu theo quy định hiện hành, theo tôi, cần phải quan tâm đến mở rộng room tín dụng cho ngân hàng đảm bảo điều kiện hệ số CAR, hoặc ngân hàng nào có khả năng phát triển tín dụng an toàn để họ có thể tăng lợi nhuận. Từ đó có thêm nguồn lực tài chính để khoanh, xử lý nợ.

Song song với xử lý nợ, theo tôi có thể xem xét giải pháp xoá nợ. Vì Covid-19 và lũ lụt miền Trung có thể coi là cuộc khủng hoảng lớn, tác động của nó đang ảnh hưởng nặng nề đến DN toàn cầu và Việt Nam. Nhiều nước khi khủng hoảng họ phải xoá nợ đối với trường hợp thực sự không còn khả năng trả nợ để họ có cơ hội tái sinh, tiếp cận công nghệ mới, thay đổi sản phẩm, phục hồi lại...

Một nội dung cần được quan tâm đến là minh bạch hoá các chuẩn mực về quản trị như chuẩn mực về giám sát của HĐQT với ban điều hành và các chuẩn mực về tính độc lập của Ban điều hành về kinh doanh. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng chuẩn mực quản trị rủi ro nguồn vốn, cho vay trung dài hạn… tất cả đều phải minh bạch hoá để có thể hạn chế rủi ro lớn khi thị trường có biến động.

Hiện tại, quan điểm mới trên thế giới là hạn chế phát triển các ngân hàng lớn, và có xu hướng chia nhỏ ngân hàng lớn thành ngân hàng nhỏ chất lượng tốt. Khi thị trường tài chính hỗn loạn, rủi ro tại các ngân hàng lớn vô cùng nguy hiểm. Do vậy, thời gian tới, theo tôi, các ngân hàng cỡ nhỏ và vừa nên tái cấu trúc, củng cố chất lượng tài sản là vấn đề quan trọng nhất chứ không phải mở rộng tài sản. Vấn đề thứ ba là tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM nhỏ và vừa có điều kiện tăng vốn tự có. Ví dụ như nới lỏng các quy định cổ đông nước ngoài nhỏ, khuyến khích ngân hàng nhỏ Việt Nam lên sàn chứng khoán, mở rộng cơ hội hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán. Đặc biệt là giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa việc trích lập dự phòng rủi ro và lợi nhuận để lại để tăng vốn...

Cuối cùng, theo tôi, công nghệ ngân hàng cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là số hoá. Tất cả dịch vụ ngân hàng từ quản trị đến đào tạo nhân lực, dịch vụ, tín dụng, thanh toán đều phải được số hoá.

Xin cảm ơn ông!

Hà Thành thực hiện

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data