Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng
Tăng cường kiểm tra, giám sát trong giải ngân vốn đầu tư công Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực Đại biểu Quốc hội: Cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp |
Phát biểu về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 chiều ngày 1/6, đại biểu Lý Thị Lan (Đoàn Hà Giang) bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã thể hiện sự chủ động, quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, theo đại biểu Chính phủ cần báo cáo, đánh giá rõ hơn về những tồn tại, hạn chế, xuất phát từ việc ban hành những quy định pháp luật chưa kịp thời, chưa đầy đủ dẫn tới lãng phí, thậm chí tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng ngân sách đầu tư công thời gian qua.
Tham gia vào nội dung công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022, đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) cho rằng, vẫn còn hạn chế về công tác đầu tư công, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Đại biểu đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao Uỷ ban Pháp luật chủ trì với các cơ quan của Quốc hội ngay trong năm 2024 thực hiện giám sát chuyên đề "việc thực hiện chính sách pháp luật của cán bộ, công chức theo Luật cán bộ, công chức trong năm 2022” trên phạm vi cả nước. Trong đó, tập trung vào nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức (Chương II) và Những việc cán bộ, công chức không được làm tại Mục 4, Điều 18 quy định những điều bị cấm liên quan đến đạo đức công vụ: Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao, gây bè phái, mất đoàn kết, tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
![]() |
Chính phủ quyết tâm chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nỗ lực phấn đấu thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% kế hoạch |
Hai là khẩn trương hoàn thiện thể chế theo hướng phải tập trung cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm ngươi đứng đầu. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường thực hiện chức năng giám sát, chất vấn, tái chất vấn và yêu cầu giải trình nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo…
Theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn Bình Phước) mặc dù năm 2022 có nhiều khó khăn thách thức nhưng với quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí vẫn còn diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Nhất là trong đầu tư công, phân bổ giải ngân, thanh quyết toán vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia; trong quản lý ngân sách, mua sắm, quản lý đất đai, tài sản công. Nhiều thủ tục hành chính còn gây phiền hà, cản trở người dân, doanh nghiệp và ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Đại biểu đề nghị Chính phủ cũng phải bổ sung, đánh giá cụ thể và rõ hơn về kết quả thực hiện Nghị quyết số 63 và Nghị quyết số 74 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm rõ những hạn chế, tồn tại cơ bản nguyên nhân và trách nhiệm…
Giải trình, làm rõ nội dung liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện để góp phần phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay.
Từ đầu năm 2022 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng rất quyết liệt chỉ đạo khi ban hành 16 Nghị quyết, 6 Công điện, 2 Chỉ thị, tổ chức 4 hội nghị trực tuyến và duy trì 5 tổ công tác liên tục của Chính phủ và các bộ trưởng đôn đốc công tác giải ngân. Các thành viên Chính phủ cũng trực tiếp làm việc với các địa phương để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành 7 Công điện, 6 văn bản đôn đốc hướng dẫn và trực tiếp làm việc với rất nhiều địa phương để kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn. Tinh thần chung, Thủ tướng Chính phủ vẫn chỉ đạo quyết tâm phấn đấu đạt 95% kế hoạch.
Về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đã nhận diện những tồn tại, hạn chế trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công, trong đó nổi lên các nguyên nhân: chất lượng chuẩn bị dự án chưa tốt, giải phóng mặt bằng chậm, thời gian điều chỉnh dự án lâu, điều chỉnh nhiều lần; năng lực của ban quản lý dự án, năng lực nhà thầu cũng như trách nhiệm và sự vào cuộc của người đứng đầu còn hạn chế.
Tuy nhiên, năm 2023 có một số đặc thù, đó là quy mô vốn đầu tư công năm 2023 lớn hơn các năm (710.000 tỉ đồng, cao hơn khoảng 23%); các yếu tố phát sinh về giá, nguyên nhiên vật liệu đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến xây dựng; tình trạng một số bộ phận cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh, làm cho các thủ tục kéo dài...
Để đẩy nhanh vấn đề này, Bộ trưởng nêu một số giải pháp như rà soát lại quy định pháp luật, trong đó có Luật Đầu tư công và các nghị định hướng dẫn, khâu nào có thể đẩy nhanh và rút ngắn, sẽ kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; đẩy mạnh hoạt động của các tổ công tác; đẩy nhanh tiến độ công việc liên quan đến kiểm đếm, giải phóng mặt bằng; kịp thời rà soát, điều chuyển vốn dự án triển khai chậm sang dự án triển khai nhanh; điều chuyển cán bộ có tâm lý né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Bộ trưởng cũng đề nghị đại biểu Quốc hội tăng cường công tác giám sát tại địa phương mình, ngành mình, giúp Chính phủ trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho biết, Chính phủ tiếp tục tập trung vào các vấn đề về dài hạn, trung hạn, trong đó tiếp tục thực hiện rà soát các quy định pháp luật, đẩy nhanh việc cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển đổi số tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, nâng cao các dịch vụ du lịch, giáo dục, y tế...
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược
