Giá gỗ cao su “nhảy múa”
![]() | Thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp và có trách nhiệm |
![]() | Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gỗ cao su |
Nếu như trước đây, một cây cao su có đường kính khoảng 50cm, có giá bán chỉ khoảng 350 nghìn đồng/cây, thì nay đã tăng từ 20 - 30% và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đại diện một DN chế biến gỗ xuất khẩu ở Gia Lai cho biết, giá thành gỗ cao su trên thị trường hiện dao động ở mức 500 nghìn đồng/cây. Với bình quân 1 ha cao su có khoảng 500 cây, thì cũng phải bán được 150 đến 170 triệu đồng. Vậy, nguyên nhân nào khiến giá gỗ cao su liên tục tăng cao như thời gian qua.
![]() |
DN trong nước gặp khó do giá gỗ cao su tăng cao |
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định, thời gian gần đây các thương nhân Trung Quốc đã tăng cường thu mua gỗ cao su ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Đặc biệt, các thương nhân Trung Quốc thường mua số lượng lớn, trả ngay bằng “tiền tươi”.
Thực tế, từ cuối năm 2015 đến nay một số DN đến từ Trung Quốc đã hình thành hệ thống nhà máy và cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ ở hầu khắp các vùng nguyên liệu gỗ cao su và gỗ keo tràm, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên. Chưa hết, các DN Trung Quốc còn đặt các xưởng chế biến của Việt Nam hạ giá cấp gỗ, từ đó hạ giá sản phẩm để lách thuế.
Được biết, tại Trung Quốc, các cơ quan chức năng đã cấm khai thác rừng tự nhiên bắt đầu từ tháng 4/2015 ở vùng Đông Bắc và Nội Mông. Dự kiến trong năm 2017 sẽ đóng cửa rừng tự nhiên của 14 tỉnh phía Bắc của Trung Quốc. Do vậy, để bù đắp nguồn cung trong nước bị thiếu hụt, Trung Quốc đã và đang tăng cường nhập khẩu gỗ ở các nước khác, trong đó có mặt hàng gỗ cao su từ Việt Nam.
Việc giá gỗ cao su liên tục “nhảy múa”, rồi khan hiếm như trong thời gian qua, đã tạo sức ép rất lớn cho các DN chế biến gỗ xuất khẩu trong nước, khi đứng trước nguy cơ thiếu nghiêm trọng gỗ nguyên liệu.
Thực tế, hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một số lượng lớn lên tới 80% gỗ nguyên liệu, trong nước chỉ đáp ứng được 20%, trong đó gỗ cao su chiếm một vị trí rất quan trọng. Trung bình mỗi năm Việt Nam thanh lý ra khoảng 500 nghìn m3 gỗ cao su. Số gỗ này được các DN trong nước mua lại làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ xuất khẩu.
Điều đáng nói, do giá gỗ cao su tăng cao, vì lợi nhuận trước mắt không ít DN lại tăng cường khai thác, mua đi bán lại càng khiến tình trạng thiếu nguyên liệu gỗ càng thêm trầm trọng hơn.
Bên cạnh, sau một thời gian rớt giá dài, nhiều người dân cũng không còn “mặn mà” với loại cây từng được mệnh danh là “vàng trắng” này, nên đã không đắn đo, khi bán cho các thương lái. Trên thị trường, trước việc giá gỗ cao su tăng cao đối với những DN lớn có năng lực tài chính yếu, dự trữ được nguyên liệu nên vẫn có thể cầm cự, khi chủ động được nguyên liệu đầu vào để sản xuất.
Ngược lại đối với những DN nhỏ, thiếu vốn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi giá gỗ cao su tăng cao như hiện nay. Về lâu dài, tình hình càng khó khăn hơn cho các DN khi phải mua nguyên liệu đầu vào với giá cao, buộc lòng phải tăng giá sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường sẽ giảm đi.
Có thể nói, trong những năm gần đây ngành chế biến, xuất khẩu gỗ trong nước đang đứng trước nhiều khó khăn. Trong đó, nổi cộm lên là vấn đề nguyên liệu đầu vào, giá thành sản phẩm. Với việc giá gỗ cao su tăng cao như thời gian qua, đã khiến không ít DN như đang ngồi trên lửa.
Bởi vậy, trong bối cảnh này, các DN rất cần sự vào cuộc, can thiệp kịp thời của các cơ quan chức năng, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng từ việc thiếu nguyên liệu. Từ đó, có biện pháp ổn định và duy trì bền vững nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là nguồn cung từ trong nước đối với gỗ rừng trồng, gỗ cao su...
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
