Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gỗ cao su
![]() |
Ảnh minh họa |
Giải pháp cân đối cung cầu
Gỗ cao su từ các vườn cao su tái canh là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến gỗ, thân thiện với môi trường vì tái tạo được và giúp giảm áp lực khai phá rừng tự nhiên để lấy gỗ.
TS. Trần Thị Thúy Hoa, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) cho biết, căn cứ theo diện tích đã trồng từ năm 1981 đến nay, diện tích cây cao su đến thời kỳ thanh lý trồng lại từ năm 2016 đến năm 2040 sẽ là khoảng 15.000 – 30.000 ha mỗi năm, có thời điểm trên 48.000 ha/năm. Lượng gỗ cao su cung cấp ra thị trường có thể đạt 3 triệu – 9 triệu m3 gỗ tròn/năm hoặc 0,4 - 1,4 triệu m3 gỗ sơ chế/năm.
Thống kê từ VRA cho thấy, năm 2014, bên cạnh nguyên liệu cao su thiên nhiên và sản phẩm cao su, gỗ cao su góp phần tăng thêm giá trị cho ngành cao su khoảng 600 triệu USD xuất khẩu.
Quan trọng hơn, trong bối cảnh giá mủ cao su thấp như hiện nay, việc đẩy mạnh sử dụng gỗ cao su có thể là cách gián tiếp “giải cứu” ngành cao su.
Cần lưu ý nguồn gốc
Một vấn đề đáng lưu ý, sau khi có Quyết định số 2855/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cây cao su là cây đa mục đích, có thể trồng trên đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp, thì một số diện tích cây cao su đã được phát triển trên đất lâm nghiệp.
Tính đến năm 2014, cả nước có 977.700 ha cao su, trong đó, khoảng 261.000 ha cao su trên đất rừng chuyển đổi. Như vậy, một số lượng lớn gỗ cao su là sản phẩm lâm nghiệp. Chính điều này dẫn đến hệ quả là có tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, tức giữa gỗ cao su hợp pháp và gỗ cao su bất hợp pháp (nguồn gốc không rõ ràng).
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là một minh chứng quan trọng về tính hợp pháp của gỗ cao su. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại một số diện tích cao su nằm trong đất lâm nghiệp chưa được chuyển đổi (theo tính toán của VRA là khoảng 100 – 200 ngàn ha).
Sự trộn lẫn giữa gỗ hợp pháp và không hợp pháp sẽ làm cho nghi ngờ của người nhập khẩu sử dụng gỗ cao su. Nếu không chứng minh được nguồn gốc gỗ hợp pháp, sẽ gây thiệt thòi cho những người sản xuất và sử dụng gỗ cao su hợp pháp.
Mới đây, ông Michael Jakobsen, đại diện NEPCon (Tổ chức về môi trường có trụ sở tại Đan Mạch) cho biết một trường hợp, các nhà chức trách khi phát hiện những lô sản phẩm gỗ khai thác bất hợp pháp có xuất xứ từ Trung Quốc nhập vào Mỹ, đã xử phạt rất nặng, với số tiền phạt lên đến 16 triệu USD.
Mức độ rủi ro đối với gỗ cao su là không cao. Tuy nhiên, trước thông tin nêu trên, VRA cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh mẽ hiện nay, và đặc biệt sản phẩm gỗ cao su được sử dụng rộng rãi không chỉ châu Âu, châu Á, mà cả thị trường Mỹ… đòi hỏi phải nhanh chóng nghiên cứu cấp sổ đỏ cho những diện tích cao su chuẩn bị khai thác lấy gỗ, để tránh tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”, ảnh hưởng chung đến xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su, khi số lượng xuất khẩu sản phẩm này có xu hướng ngày càng tăng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
