Gắn phát triển năng lượng tái tạo với tăng trưởng xanh
![]() |
Gắn phát triển năng lượng tái tạo với tăng trưởng xanh |
Hướng đi mới cho ngành năng lượng tái tạo
Theo Nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp được lên kế hoạch đạt 15 - 20% vào năm 2030 và tăng lên 25 - 30% vào năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất là 30% vào năm 2030 và 40% vào năm 2035.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mới nhất của IHS Markit (Anh) cho thấy, Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực sau Australia, Nhật Bản và đứng đầu trong số các thị trường mới nổi khi đưa ra biểu giá điện tốt để thu hút đầu tư vào điện gió và điện mặt trời. Đây sẽ là cơ hội để phát triển năng lượng bền vững và hướng đi mới cho ngành năng lượng tái tạo, nhất là khi Việt Nam đang có cơ hội tiếp cận nguồn FDI dồi dào.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Phó trưởng Phòng Kinh tế Năng lượng, Viện Năng lượng Việt Nam (Bộ Công Thương), năng lượng tái tạo và khí tự nhiên sẽ là các trụ cột cho việc chuyển dịch năng lượng nhằm giảm phát thải và tăng cường an ninh năng lượng trong dài hạn thông qua giảm tỷ trọng năng lượng nhập khẩu và đa dạng hóa cung cấp năng lượng.
Dưới góc độ của một tổ chức hoạt động vì cộng đồng, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) cho rằng, năng lượng tái tạo tạo động lực phát triển mới, giúp thu hút đầu tư FDI và thu hẹp khoảng cách phát triển cho các địa phương có tiềm năng ở vùng sâu xa. Qua đó, tăng cơ hội tiếp cận điện và cải thiện điều kiện sống cho nhóm hộ chưa có điện ở các vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh.
Đơn cử tại Ninh Thuận, nơi có đặc điểm khí hậu vô cùng khắc nghiệt, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư khi sở hữu tiềm năng về năng lượng tái tạo lớn nhất cả nước. Mới đây nhất, Trungnam Group đã tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện gió Trung Nam, đây được xem nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam kết hợp với nhà máy điện mặt trời 204 MW lớn nhất và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á
Không chỉ tại Việt Nam, nhiều quốc gia cũng đang tập trung phát triển năng lượng tái tạo. Đơn cử tại Trung Quốc, Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia Trung quốc (NEA) mới cho biết, nước này sẽ tìm cách nâng sản lượng điện từ các nhà máy năng lượng mặt trời và gió từ mức 9,7% năm 2020 lên khoảng 11% tổng lượng điện tiêu thụ của cả nước vào năm 2021. Trước đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố nước này sẽ gia tăng tỷ trọng của nhiên liệu phi hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên khoảng 25% vào năm 2030.
![]() |
Toàn cảnh diễn đàn |
4 rào cản cần được tháo gỡ với ngành năng lượng tái tạo
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, hiện có 4 rào cản lớn đối với ngành năng lượng tái tạo Việt Nam. TS. Lê Thị Thoa, Chuyên viên cấp cao Dự án bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững (BEM) phản ánh, việc thiếu thông tin đầy đủ về các công nghệ hiện đại và thiếu sự hợp tác để chuyển giao công nghệ này là rào cản để phát triển thị trường năng lượng tái tạo. Năng lực của cấp địa phương trong quy trình lên kế hoạch và cấp phép các dự án năng lượng tái tạo còn nhiều hạn chế.
“Bên cạnh đó, nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo còn thiếu thông tin và tiếp cận với chuyên gia để đánh giá tính khả thi và tiềm năng của dự án năng lượng sinh học; Năng lực của cơ quan tài chính trong việc đánh giá dự án năng lượng sinh học; Không tiếp cận được cơ chế tài chính phù hợp”, TS. Lê Thị Thoa nói.
Để giải quyết "bài toán" về nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp năng lượng tái tạo, TS. Đinh Thế Phúc, Vụ trưởng Vụ Năng lượng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là các Tập đoàn Nhà nước như EVN, PVN. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, trọng tâm là năng lượng tái tạo.
"Đặc biệt, cần tăng cường thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, bao gồm: Vốn viện trợ phát triển chính thức ưu đãi, viện trợ phát triển chính thức không ưu đãi, vay thương mại nước ngoài...", TS. Đinh Thế Phúc nói.
Ngoài ra, định hướng chính sách năng lượng tái tạo đúng đắn cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững. Theo TS. Nguyễn Ngọc Hưng, cần thể chế hóa các quy định pháp luật thông qua việc xây dựng Luật năng lượng tái tạo nhằm huy động hiệu quả các nguồn lực phát triển nguồn năng lượng này; Xây dựng các cơ chế hỗ trợ hiệu quả cho năng lượng tái tạo và đảm bảo việc vận hành hiệu quả
Bên cạnh đó chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng cần được quan tâm. Nhất là thúc đẩy việc thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng và áp dụng các cơ chế khuyến khích hiệu quả, nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tài chính bền vững cho hoạt động tiết kiệm năng lượng.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
