EU trả đũa Mỹ về quy định lập quỹ dự phòng ngân hàng
![]() |
Ảnh minh họa |
Nếu được EU thông qua thành luật, những quy định mới này có thể yêu cầu những ngân hàng lớn của Mỹ như Goldman Sachs và JP Morgan cũng phải lập quỹ dự phòng tại châu Âu để giải quyết các tình huống khẩn cấp khi các hoạt động của những ngân hàng này tại EU bị đóng cửa.
Năm 2014, Mỹ đã khiến EU tức giận khi bất ngờ yêu cầu những ngân hàng lớn của châu Âu như Deutsche Bank của Đức, để lại hàng tỷ USD tại Mỹ đề phòng trường hợp xảy ra sự cố tại các chi nhánh ngân hàng này gây ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân Mỹ. EU cho rằng số tiền này sẽ làm gia tăng chi phí và có nguy cơ tạo ra phản ứng bảo hộ ở châu Âu.
Tờ "Thời báo Tài chính" của Mỹ cho biết quyết định mới của EU có thể buộc các ngân hàng Mỹ huy động hàng tỷ euro để duy trì hoạt động ở châu Âu. Ngoài ra, những quy định mới có thể tạo ra nguy cơ đối với Trung tâm tài chính London (City of London) sau khi Vương quốc Anh hoàn tất thủ tục rời khỏi "ngôi nhà chung" EU (còn gọi là Brexit).
Trong khi đó EU có thể bác bỏ quy định mới của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng toàn cầu, trước những lo ngại rằng quy định mới, với tên gọi “Basel IV”, sẽ đẩy các ngân hàng châu Âu vào thế bất lợi và đánh mất thị trường vào tay các đối thủ Mỹ.
Theo giới chức Mỹ và những người ủng hộ quy định mới, “Basel IV” là cần thiết để đảm bảo các ngân hàng có đủ nguồn vốn đối phó với những rủi ro trên thị trường. Quy định mới sẽ thay đổi cách thức đánh giá rủi ro của các ngân hàng trên bảng cân đối tài sản, qua đó điều chỉnh mức vốn dự phòng cần thiết của các ngân hàng để đối phó với tình huống khẩn cấp.
Châu Âu đặc biệt nhạy cảm và dễ chịu tác động từ những thay đổi của Hiệp ước Basel bởi giới đầu tư là nguồn cung tài chính chủ yếu cho nền kinh tế khu vực. Theo nhiều nguồn tin, các nhà quản lý ngân hàng Mỹ đang thúc đẩy một số cải cách mới, bao gồm việc áp đặt một mức vốn sàn mà các ngân hàng buộc phải tuân thủ.
Trên thực tế, Mỹ hiện đã áp đặt một số điều kiện ngặt nghèo hơn các nguyên tắc của Basel, trong đó có áp đặt cách tính vốn tối thiểu đối với các ngân hàng trong nước. Một số nhà quản lý châu Âu cho rằng mức vốn tối thiểu sẽ làm suy giảm mục tiêu cốt lõi của Hiệp ước Basel và rằng các yêu cầu về vốn nên được đưa ra phù hợp với mức độ rủi ro mà các ngân hàng phải đối mặt.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái

Đồng euro vọt lên đỉnh 3 năm so với USD, giới đầu tư đánh giá lại triển vọng tài sản Mỹ

Thuế quan khiến tâm lý người tiêu dùng Mỹ suy giảm và đẩy kỳ vọng lạm phát lên cao

Các quan chức Fed chuẩn bị ứng phó với lạm phát cao hơn

Fed phản ứng thế nào trước các rủi ro thuế quan?
