Đường gập ghềnh đến điểm “bình thường mới”
![]() | Chuyển đổi số để ứng phó với “bình thường mới” |
![]() | Hợp tác xã phải tiếp cận được hỗ trợ để phục hồi trong bối cảnh bình thường mới |
![]() | Ngân hàng sớm tận dụng cơ hội “bình thường mới” |
Áp lực tăng trưởng
TS. Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, với quy mô và sự phức tạp của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 này, thời gian chống dịch, dập dịch để quay lại trạng thái bình thường có thể kéo dài hơn. Bên cạnh nỗ lực chống dịch của Chính phủ hiện nay, về phía kinh tế cũng cần phải có những giải pháp phù hợp để quá trình phục hồi kinh tế không kéo dài.
Với tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt 4,48% thì để đạt mục tiêu cả năm, quý II tăng trưởng phải đạt 7,11%, quý III là 6,73%, còn quý IV là 7,04%. Nhưng với tình hình hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 5,8%, thấp hơn 1,31 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản là 7,11% đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và thấp hơn 0,12 điểm phần trăm so với mục tiêu kịch bản Chính phủ cập nhật lại tại thời điểm quý I/2021 (tăng 5,92%).
![]() |
Dịch bệnh đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp |
Bởi vậy, nếu những quý còn lại đạt được tốc độ tăng trưởng hơn 7% thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% đặt ra cho năm nay. Đây là một con số đầy thách thức khi mà triển vọng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm còn nhiều yếu tố rủi ro, như khả năng lạm phát gia tăng; năng lực nội tại của nền kinh tế thấp, lại phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; hoạt động của doanh nghiệp còn khó khăn. Trong khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp mà nguồn cung vaccine vẫn còn hạn chế.
Dư địa chính sách đang hẹp lại
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, động lực tăng trưởng kinh tế năm 2021 được xác định là đến từ khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, gia tăng đầu tư và mở rộng hoạt động thương mại... Trong đó đầu tư công tiếp tục có tầm quan trọng đặc biệt dẫn dắt tăng trưởng kinh tế năm 2021. Theo ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, 1 đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,61 đồng vốn đầu tư ngoài nhà nước. Bởi vậy trong những năm 2021-2025 nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước thì GDP tăng thêm 0,058%.
Thế nhưng đến hết tháng 5, đầu tư công mới giải ngân được 102.000 tỷ đồng, bằng 22,12% kế hoạch (tỷ lệ này ở cùng kỳ năm 2020 là 25,98%) và theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm ước đạt 34,15% kế hoạch (cùng kỳ năm 2020 đạt 34,85%).
Bên cạnh đó, sản xuất đang gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh. Mặc dù số liệu thống kê đến tháng 5 cho thấy tác động của đợt dịch Covid-19 thứ 4 này tới các hoạt động sản xuất trong tháng 5 chưa bị ảnh hưởng nhiều; nhưng hiện nay ở một số khu công nghiệp vẫn chưa trở lại bình thường và sự gián đoạn sản xuất kéo dài chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, ảnh hưởng tới xuất khẩu.
Dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy tiêu dùng 6 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội dự báo tăng khoảng 7,1%. Khu vực dịch vụ dự báo tăng trưởng khoảng 5%. Nhưng có những dự báo khác cho rằng làn sóng Covid-19 lần này đang ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến sức mua cũng như tính lưu động của người tiêu dùng. Rất có thể doanh số hàng hóa và dịch vụ sẽ chậm lại nếu dịch còn tiếp diễn. Xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng nhất định.
Để bước vào trạng thái “bình thường mới”
Nhưng ở một góc nhìn khác, TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, về cơ bản chúng ta đã từng bước tiến đến trạng thái bình thường mới. Bình thường mới như ở Bắc Giang, trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát, người lao động làm việc và ở ngay tại khu công nghiệp. Bình thường mới là những lái xe đã tiêm vaccine, đã có giấy chứng nhận test được lái xe bình thường...
“Trong đợt dịch thứ 4 này chúng ta hành động nhanh hơn và quyết liệt hơn nên chúng ta thống nhất với nhau cao hơn và trạng thái bình thường mới cũng đi nhanh hơn”, TS. Nguyễn Đức Kiên nói.
Nói về những tháng tới, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ là vẫn đi song song theo 3 hướng. Thứ nhất, phòng chống dịch; Thứ hai, xử lý và đẩy mạnh đầu tư công; Thứ ba, mở cửa tạo thông thoáng cho nền kinh tế.
“Đây chính là 3 trụ cột điều hành cho những tháng tới. Chính phủ đang điều hành theo đúng phương châm của duy vật biện chứng là lượng đổi thành chất. Làm từng việc, ở từng địa phương, nghiên cứu tác động rồi mới nhân rộng”, ông Kiên nhấn mạnh.
Mặc dù năm nay khó khăn nhiều hơn năm ngoái; dịch bệnh phức tạp hơn với virus biến chủng mới, nhưng theo ông, chúng ta sẽ kiểm soát được dịch bệnh. Đặc biệt, công tác phòng chống dịch hiện tại cũng theo hướng giảm tối thiểu tác động tới sản xuất kinh doanh và đời sống, không để đứt gãy chuỗi cung ứng”.Với cách điều hành này, tin rằng vụ vải năm nay sẽ thành công. Từ vụ vải thành công sẽ có những vụ dưa hấu và dưa lê, sẽ có những vụ lúa, tôm cá thành công, dần dần cả nền kinh tế sẽ thành công. Đó chính là phương châm điều hành là thực tiễn kiểm nghiệm chính sách vĩ mô”, TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng phát biểu.
(Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/05/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược
