Dùng hợp đồng gia công đảm bảo nợ vay
![]() | Tín dụng tín chấp: Chỉ có thể tăng từ từ |
![]() | Xếp hạng tín dụng để tăng cho vay tín chấp |
![]() | Cho vay tín chấp: Phải kiểm soát chặt chất lượng tín dụng |
Ông Nguyễn Văn Mười, Tổng thư ký Hội Da giày TP.HCM cho biết, nhiều DN da giày đang rất thiếu vốn tạm thời để sản xuất, do mỗi đơn hàng gia công cho nước ngoài xuất đi thường phải mất 2-3 tháng tiền công mới được thanh toán. Trong lúc đó, các DN vẫn tiếp tục nhận các đơn hàng mới gối đầu nhau để sản xuất nhưng lại không còn tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Nhiều DN đã phải vay “nóng” để không bị gián đoạn sản xuất kinh doanh và giao hàng đúng tiến độ cho các đối tác nước ngoài. Một số DN hết tài sản đảm bảo nợ vay ngân hàng đã đến Quỹ Bảo lãnh Tín dụng của TP.HCM, nhưng quỹ yêu cầu có tài sản thế chấp mới bảo lãnh và kèm theo một khoản phí.
![]() |
Một số NHTM hiện đang cho vay tín chấp dựa trên xếp hạng tín nhiệm tín dụng DN |
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm 2017 xuất khẩu mặt hàng giày, dép các loại ước đạt 3,68 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Da giày là một trong những lĩnh vực công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, được Nhà nước ưu tiên tín dụng, với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND hiện nay không quá 7%/năm và quanh mức 9%/năm đối với các khoản vay trung dài hạn.
Thế nhưng, có đến 80% các công ty da giày là DNNVV, còn lại thuộc về các DN FDI với lợi thế nhà sản xuất lớn là công ty mẹ ở nước ngoài hỗ trợ vốn vay ngoại tệ với lãi suất 2%/năm. Về mặt tài chính, các DN FDI trong lĩnh vực da giày cũng vượt trội so với các công ty da giày trong nước làm gia công cho các chuỗi sản xuất quốc tế. Đặc biệt, cách đây một năm trở về trước chúng ta chứng kiến làn sóng các DN da giày Trung Quốc vào Việt Nam xây dựng nhà máy để hoàn thiện sản phẩm, nhằm đón đầu việc Việt Nam gia nhập TPP để hưởng thuế suất 0%.
Theo các chuyên gia kinh tế, thông thường những công ty tham gia một công đoạn trong một sản phẩm hoàn chỉnh, sẽ được các nhà sản xuất lớn ứng trước vốn. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chậm trả tiền công như một cách “cầm chân”.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, quan điểm kinh doanh của các NHTM là không bỏ khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả và năng lực tài chính lành mạnh. Những DN nào có hiệu quả kinh doanh và đầu ra sản phẩm tốt thì OCB vẫn xét duyệt trên cơ sở định giá tín nhiệm DN, và trên cơ sở doanh số, phần lãi… để cho vay tín chấp mà không cần tài sản thế chấp.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, nếu DN có tình hình sản xuất, kinh doanh tốt, hiệu quả và đầy đủ điều kiện vay vốn sẽ được ngân hàng cho phép thế chấp bằng dòng tiền, thế chấp bằng chính các hợp đồng gia công, hợp đồng thanh toán của các đơn hàng. Ông Minh cũng nhấn mạnh, NHNN chi nhánh TP.HCM sẽ phối hợp chỉ đạo các TCTD tiếp cận DN, xem xét thẩm định và quyết định cho vay nhằm hỗ trợ DN để mở rộng và phát triển sản xuất không bị đứt đoạn.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
