Đừng để BOT là gánh nặng của dân
![]() | Thu phí BOT: Đừng vì chút lợi ích mà thả nổi |
![]() | Người dân địa phương được miễn phí qua trạm BOT Bến Thủy 1 |
Anh Nguyễn Minh Chung (Cầu Giấy, Hà Nội) quê ở Thái Bình nhưng sống và làm việc tại Hà Nội. Vì gia đình vẫn còn ở quê nên anh chị thường xuyên đi ô tô riêng về Thái Bình thăm gia đình. Tuy nhiên, với đoạn đường khoảng 100 km nói trên nhưng có đến 4 trạm thu phí BOT, tổng chi phí qua trạm tới 240 nghìn đồng/lượt đi và về. “Chưa thấy ở đâu có trạm thu phí được đặt dày đặc như vậy, tiền phí còn cao hơn cả tiền xăng…”, anh Chung than thở.
![]() |
Nhiều trạm thu phí BOT giao thông “đặt nhầm chỗ” gây bức xúc |
Không thể phủ nhận phương thức đầu tư dự án BOT giao thông khi được triển khai trên diện rộng trong mấy năm gần đây đã thu được những kết quả khả quan, cầu đường được nâng cấp, lưu thông nhanh hơn, an toàn hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng miền. Tuy nhiên, với mức độ đầu tư dày đặc, mức thu phí cao như trường hợp anh Chung dẫn ra đã khiến cho bức xúc của người dân đối với các dự án này ngày càng tăng.
Không đồng tình với cách đặt trạm thu phí bất hợp lý, mới đây người dân và DN tại Thái Nguyên, Tuyên Quang phản đối việc xây dựng trạm thu phí trên quốc lộ 3. Theo đó, nhiều hộ dân và DN tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Hà Giang không đi trên tuyến đường BOT nhưng lại phải gánh chịu mức phí như đi trên đường BOT khi phải qua trạm thu phí quốc lộ 3. Đặc biệt có 2 trạm thu phí được xây dựng có khoảng cách rất gần nhau.
Những bất cập đó, đáng tiếc không phải là trường hợp cá biệt. Theo quy định thì cứ 70km khoảng cách đường mới được đặt một trạm thu phí. Tuy nhiên thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, cả nước có 86 trạm thu phí, có 9 trạm có khoảng cách từ 60-70km, 24 trạm có khoảng cách nhỏ hơn 60km; nhưng có những tuyến đường trạm thu phí dầy đặc như Hà Nội - Thái Bình 110km đặt 4 trạm. Riêng huyện Kiến Xương đặt 2 trạm cách nhau 200 mét.
Đặc biệt, có nhiều dự án BOT được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo và khi trạm thu phí mọc lên, người tham gia giao thông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận qua trạm và trả phí. Đây là hình thức cưỡng bức sử dụng dịch vụ gây bức xúc, phản đối kéo dài trong thời gian qua.
Bởi trên thực tế, những tuyến đường độc đạo này không phải đầu tư mới mà trước đây được xây dựng dựa trên tiền thuế của người dân, được duy tu, bảo dưỡng dựa trên tiền phí của người dân (qua Quỹ Bảo trì đường bộ). Bây giờ, nhà đầu tư vào lập dự án BOT (một số đoạn chỉ là thảm lại bề mặt) và thu phí, lập luận rằng nhà đầu tư đang bán phần giá trị gia tăng nhưng thực chất là đã tước đoạt đi quyền sử dụng của người dân đối với một tiện ích vốn thuộc về họ.
Tình trạng nhiều trạm thu phí “đặt nhầm chỗ” gây nên nhiều bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội cũng như giao thông. Ví dụ trạm thu phí của Dự án BOT hầm đường bộ Phước Tượng, Phú Gia lại đặt ở Km894 trên quốc lộ 1 trước hầm Hải Vân. Điều này khiến người dân ở thị trấn Lăng Cô khi đi lại, giao dịch với thành phố Đà Nẵng không hề sử dụng hầm đường bộ Phước Tượng, Phú Gia mà vẫn phải trả phí. Hay dự án BOT tuyến tránh TP. Vĩnh Yên lại tổ chức thu phí tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Đặc biệt là trường hợp trạm thu phí cầu Bến Thủy I và trạm thu phí cầu Bến Thủy II được lập ra để thu phí hoàn vốn cho dự án Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1, đoạn từ Nam cầu Bến Thủy đến tuyến tránh TP. Hà Tĩnh và “thu hộ” cho 4 dự án BOT khác nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Tuy nhiên việc đặt 2 trạm thu phí này đã gây nên nhiều bức xúc cho người dân xung quanh khu vực. Nhiều người dân Hà Tĩnh, Nghệ An đã tập trung phản đối việc thu phí tại đây. Lý do là họ sinh sống hai bên cầu Bến Thủy, chỉ đi qua cầu và không sử dụng đường tránh Vinh nhưng vẫn phải nộp phí.
Những hiện trạng trên cho thấy “mặt trái” của BOT giao thông, đã gây những bức xúc rất lớn trong nhân dân. Mãi gần đây, khi sự việc ngày càng trở nên căng thẳng và báo chí, mạng xã hội nêu lên những bất cập, hạn chế cũng như những bất cập đang hiện hữu thì vấn đề mới được giải quyết.
Theo đó, ngày 11/4/2017, Bộ Giao thông Vận tải cùng UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã làm việc với chủ đầu tư dự án, để rồi đi đến quyết định giảm 100% giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Bến Thủy I đối với các phương tiện loại 1 và loại 2 của người dân có hộ khẩu thường trú tại một số huyện của Nghệ An, Hà Tĩnh.
Mở rộng ra toàn quốc, việc xử lý các trạm thu phí “đặt nhầm chỗ” cũng đang được Bộ Giao thông Vận tải nỗ lực giải quyết dứt điểm trong năm 2017. Hiện bộ đã giải quyết được khoảng 98% bất cập vị trí trạm thu phí BOT trên toàn quốc, trên cả nước hiện chỉ còn 5 trạm thu phí đang “đặt nhầm chỗ”, trong đó có trạm BOT qua cầu Bến Thủy…
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Hội chợ du lịch quốc tế quy mô nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh

Hanoi Metro phục vụ gần 5 triệu lượt hành khách trong quý I

Hơn 600 tổ chức, doanh nghiệp tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM Hà Nội 2025
