agribank-vietnam-airlines

Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền đủ điều kiện để trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Qua thảo luận về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) chiều nay (7/9) tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đã có 7 đại biểu phát biểu ý kiến. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. Nhìn chung các vị đại biểu đánh giá cao sự chủ động, tích cực của cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp chuyên đề về pháp luật.
aa
du an luat phong chong rua tien du dieu kien de trinh ky hop thu 4 quoc hoi khoa xv
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận phiên họp

Kết luận phiên họp về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, qua nhiều ý kiến phát biểu thấy rằng, các đại biểu thể hiện sự đồng tình là dự án Luật có đủ điều kiện để trình trong Kỳ họp Quốc hội sắp tới. Các tài liệu báo cáo tại phiên họp, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách được chuẩn bị khá công cụ và kỹ lưỡng. Các đại biểu cũng tham gia thêm nhiều ý kiến cụ thể về đối tượng, phạm vi áp dụng, giải thích từ ngữ, tính thống nhất của dự thảo với hệ thống pháp luật.

Đồng thời các đại biểu cũng nêu ý kiến đề nghị tiếp tục bổ sung đánh giá bối cảnh thực tế, những vấn đề mới, những yêu cầu đảm bảo an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia để nhấn mạnh sự cần thiết, sửa đổi luật.

Nhiều ý kiến tham gia vào các quy định để khắc phục thiếu hụt về cơ chế phòng, chống rửa tiền; các quy định về đối tượng báo cáo; nghĩa vụ, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ có liên quan như: Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an; cách thức đánh giá rủi ro quốc gia và rửa tiền; phân loại và cách thức xử lý đối với kết quả đánh giá rủi ro; quy định về nhận biết, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; thu thập, xử lý, phân tích, kiểm tra thông tin về phòng, chống rửa tiền…

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện Báo cáo tiếp thu, giải trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp tới.

Trước đó, thảo luận về dự án luật này, đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) và nhiều đại biểu khác bày tỏ sự đồng tình của mình đối với Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Kinh tế đồng thời nêu thêm một số vấn đề mong được Ban soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung.

du an luat phong chong rua tien du dieu kien de trinh ky hop thu 4 quoc hoi khoa xv
Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Quảng Nam)

Một là về các đối tượng báo cáo tại Điều 4. Theo dự thảo Luật lần này, tại điểm 1 khoản 1 Điều 4 đối với các hoạt động của tổ chức tài chính áp dụng luật này chỉ đề cập đến một loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Đề nghị Ban soạn thảo rà soát và làm rõ ngoài bảo hiểm nhân thọ còn có các loại hình bảo hiểm nào khác có thể lợi dụng để rửa tiền hay không, vì hiện nay các hình thức kinh doanh bảo hiểm rất đa dạng với số vốn rất lớn, nếu còn một loại hình bảo hiểm có thể lợi dụng để rửa tiền thì đối tượng báo cáo chúng ta nên giữ nguyên như dự thảo, như các quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012.

Quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 quy định rất chặt chẽ như sau: Cung ứng dịch vụ bảo hiểm, hoạt động đầu tư có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ. Quy định như vậy sẽ đầy đủ hơn, tránh bỏ lọt đối tượng để có thể lợi dụng để rửa tiền.

Hai là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng quy định tại Điều 28. Tại khoản 11, 12 Điều 28 dự thảo Luật quy định về việc xác định nguồn gốc tài sản không rõ ràng, minh bạch của các tổ chức tài chính khi nghi ngờ tài sản do phạm tội mà có là rất khó khăn và rất mơ hồ. Bởi lẽ, bản chất của loại tội phạm này là rất tinh ranh, đây là loại hình tội phạm không mới, nhưng các khái niệm đầy đủ về loại tội phạm này còn nhiều hạn chế, do vậy nhiều trường hợp khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì các cơ quan chức năng mới nắm bắt, xử lý, chưa kịp thời phát hiện khi loại tội phạm này mới hình thành. Điều đó cũng cho thấy việc xác định nguồn gốc tài sản là rất khó khăn, dự thảo Luật lần này cần phải quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi và tránh hình thức.

Ba là về áp dụng biện pháp tạm thời tại Mục 4. Luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan thực thi, nhất là vấn đề bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp có nghi ngờ rửa tiền thì các hoạt động giao dịch bị niêm phong, quy định tại Điều 44, 45 của dự thảo Luật, nhưng sau đó nếu như phát hiện giao dịch bình thường và không có vi phạm nhưng việc đã rồi xảy ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai và bồi thường như thế nào. Đây là vấn đề rất quan trọng, nhằm để đảm bảo sự công bằng xã hội, tránh lạm quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Vì vậy, Ban soạn thảo nghiên cứu thấu đáo, quy định chặt chẽ hơn.

Thứ tư là vấn đề lợi dụng tiền ảo để rửa tiền, tài trợ cho khủng bố. Mặc dù hiện nay Nhà nước ta chưa công nhận loại tiền ảo nhưng tại họp báo của Chính phủ thường kỳ tháng 7 có nêu một vấn đề là hiện nay Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường chơi tiền ảo rất lớn, là một trong 10 nước tham gia đông, đây cũng là lĩnh vực có nguy cơ rửa tiền rất lớn. Tiền ảo, tài sản ảo với lợi thế dễ dàng trao đổi trên phạm vi toàn cầu đã trở thành kênh hữu hiệu để tội phạm lợi dụng rửa tiền, tài trợ khủng bố. Tội phạm có thể dễ dàng chuyển đổi các khoản tiền thu được thông qua những loại hình bất hợp pháp thành tiền sạch hoặc chuyển vào các khoản tài trợ cho khủng bố thông qua việc mua bán, trao đổi đồng tiền ảo ở các quốc gia khác nhau.

Thời gian gần đây liên tiếp có những đường dây đánh bạc, rửa tiền quy mô lớn đều sử dụng tiền ảo, tuy nhiên các hoạt động này vẫn đang nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật, chưa chịu sự quản lý của cơ quan chức năng.

Tiền ảo và tài sản ảo vẫn lọt lưới do các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền chưa quy định về vấn đề này, việc bổ sung đối tượng tài sản ảo, tiền ảo vào dự thảo Luật là hết sức cần thiết, không chỉ đáp ứng các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền trên thế giới mà còn nhằm để đảm bảo an ninh tài chính trong nước, không để công nghệ tài chính bị lợi dụng để rửa tiền, tham nhũng, khủng bố.

Giải trình làm rõ thêm ý kiến các đại biểu quan tâm, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, về định nghĩa tài sản, Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát theo các quy định tài sản ở Luật Dân sự để hoàn thiện, đảm bảo phù hợp giữa các quy định của pháp luật.

Về đối tượng liên quan đến tài sản ảo, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ, ngành đưa cụ thể các đối tượng báo cáo về kinh doanh tài sản ảo, tuy nhiên qua rà soát các quy định của pháp luật cho thấy hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về cơ quan quản lý, cấp phép loại tài sản này. Chính vì vậy, trong quá trình dự thảo cũng có ý kiến đề nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép quy định giao cho Chính phủ quy định. Bởi lẽ quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền là luật quy định về phòng, chống rửa tiền.

Về các dấu hiệu đáng ngờ, theo Thống đốc, đây cũng là một nội dung rất được quan tâm trong quá trình dự thảo. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có tiếp thu, chỉnh sửa và cũng đã tách ra thành 7 điều. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tiếp tục rà soát, để hoàn thiện.

Đối với chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, mặc dù giao Ngân hàng Nhà nước là đầu mối nhưng trên thực tế, các giao dịch phát sinh ở rất nhiều các giao dịch trực thuộc các bộ, ngành quản lý. Vì vậy, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo quy định về trách nhiệm của cơ quan đầu mối cũng như bổ sung một số trách nhiệm của các cơ quan liên quan, các bộ, ngành…

Dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) dự kiến sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 theo quy trình thông qua tại một Kỳ họp. Việc sửa đổi luật nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục những bất cập của luật hiện hành, đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ trước những diễn biến phức tạp của thế giới và phát triển của khoa học, công nghệ, góp phần đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là khắc phục thiếu hụt về cơ chế phòng, chống rửa tiền theo các khuyến nghị và báo cáo đánh giá của các tổ chức quốc tế, tránh việc Việt Nam bị đưa vào danh sách xám, ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư nước ngoài và tăng chi phí của các giao dịch tài chính ra nước ngoài.

Dự án luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật vào tháng 8/2022, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã căn cứ vào kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật trình hội nghị này.

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data