agribank-vietnam-airlines

Động lực tăng trưởng mới là kinh tế số

Tri Nhân
Tri Nhân  - 
Năng suất lao động thấp (NSLĐ) là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững. Tuy nhiên Việt Nam vẫn ở tầng đáy của ASEAN về NSLĐ. Để tăng NSLĐ, kinh tế số là một lựa chọn.
aa
Dịch Covid-19 sẽ thúc đẩy nền kinh tế nền tảng số
Kinh tế số tại Việt Nam: Đặt nền móng cho tăng trưởng trong tương lai
Thay đổi tư duy để kinh tế số bứt phá

Năng suất lao động vẫn ở tầng đáy ASEAN

Nghiên cứu đánh giá kinh tế Việt Nam 2019 với tiêu đề "Cải thiện NSLĐ trong bối cảnh kinh tế số" của trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) vừa công bố cho biết, NSLĐ của Việt Nam thuộc hàng đáy của các quốc gia ASEAN, thậm chí thấp hơn Philippines, Lào và Myanmar, chỉ cao hơn Campuchia.

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy tăng năng suất và trong giai đoạn 2010 – 2019 và vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân 5,2%/năm; nhưng "trong suốt hai thập kỷ qua, Việt Nam không giảm được cách biệt với các nước trong khu vực, chênh lệch năng suất giữa Việt Nam và các nước không được thu hẹp, thậm chí càng bị bỏ xa. Nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế ngày càng trở nên rõ nét", GS. Trần Thọ Đạt (nguyên Hiệu trưởng NEU) và GS.TS Tô Trung Thành (Trưởng phòng Quản lý Khoa học của NEU) - hai đồng chủ biên nghiên cứu này cho biết.

Động lực tăng trưởng mới là kinh tế số
Thúc đẩy NSLĐ quyết định khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và nền kinh tế

Phân tích cụ thể hơn, nghiên cứu cho biết, NSLĐ của Việt Nam đã tăng xấp xỉ 1,6 lần từ mức 38,47 triệu đồng/lao động năm 2010 lên mức 60,68 triệu đồng/lao động năm 2019 (tính theo giá so sánh 2010). Nếu tính theo giá hiện hành, NSLĐ năm 2019 đạt 110,4 triệu đồng/lao động, tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018.

Nhưng do xuất phát điểm thấp nên dù có tốc độ tăng NSLĐ khá cao như vậy, song khoảng cách tuyệt đối về NSLĐ giữa Việt Nam và các nước vẫn còn rất lớn. Đến năm 2019, NSLĐ của Việt Nam chỉ bằng khoảng 1/5 Malaysia, chỉ bằng 1/3 so với Thái Lan và Trung Quốc, chỉ bằng 1/2 Indonesia và gần bằng một nửa NSLĐ trung bình của khối. NSLĐ của Việt Nam so với Mỹ chưa đến 10%, trong khi ở Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan là xấp xỉ 25% và Malaysia là hơn 50%.

Conference Board Total Economy Database cũng cho rằng, mặc dù tốc độ tăng NSLĐ Việt Nam cao nhất so với các nước trong khu vực, nhưng lại giảm so với năm 2018. Hơn nữa, tốc độ này cũng không đủ cao để Việt Nam giảm nhanh được cách biệt quá lớn về chênh lệch NSLĐ và duy trì tăng trưởng cao và bền vững.

Theo nghiên cứu của NEU, nếu Việt Nam chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng NSLĐ 5,88%/năm (như trong thời kỳ 2016-2019) với giả định tốc độ tăng lao động có việc làm là 0,71% và tốc độ tăng dân số 1,15% như thời điểm năm 2019 thì phải mất 19 năm, nghĩa là đến năm 2037 Việt Nam mới có thể đạt mục tiêu thu nhập bình quân đầu người của năm 2035 là 18.000 USD (tương đương với Malaysia năm 2010).

Động lực tăng trưởng mới là kinh tế số
Tăng NSLĐ đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình

Động lực kinh tế số

"Để NSLĐ tăng cao hơn nữa trong giai đoạn sắp tới, trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã gần hết dư địa, các động lực trước đây để duy trì mức tăng năng suất dần cạn kiệt và thiếu hiệu quả chắc chắn cần phải có động lực mới. Đó là kinh tế số", PGS. Tô Trung Thành cho biết. Theo ông, tăng NSLĐ đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực. Và phát triển kinh tế số là một lựa chọn.

Kinh tế số theo NEU được hiểu là toàn bộ mạng lưới các hoạt động kinh tế và xã hội được xây dựng và diễn ra dựa trên nền tảng số như vậy sẽ không chỉ là ngành công nghệ - thông tin, mà còn bao gồm tất cả các ngành, lĩnh vực có mô hình kinh doanh gắn liền với công nghệ số, kể cả những ngành lĩnh vực truyền thống có đưa công nghệ số vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Mặc dù hiện ảnh hưởng của kinh tế số đến NSLĐ còn rất khiêm tốn và thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác, nhưng theo PGS. Tô Trung Thành, trong giai đoạn đầu chuyển đổi số 2012-2017 cho thấy, khi tỷ lệ lao động sử dụng Internet trong các DN tăng lên 1% có thể làm NSLĐ tăng 0,003%.

Trong ấn phẩm "Cải thiện NSLĐ trong bối cảnh kinh tế số", NEU đã đưa ra 4 kịch bản dự báo về NSLĐ tổng thể và đóng góp của kinh tế.

Kịch bản 1: nếu nền kinh tế chuyển đổi số chậm thì tốc độ tăng NSLĐ trung bình là 6,25% mỗi năm, trong đó kinh tế số đóng góp 0,43%.

Kịch bản 2: nền kinh tế đã chuyển đổi số sẽ gia tăng ứng dụng công nghệ số và phát triển ngành CNTT thì tốc độ tăng NSLĐ trung bình là 6,97% và kinh tế số đóng góp 1,15% - mức đóng góp của kinh tế số cao nhất trong các kịch bản.

Kịch bản 3: là nhà xuất khẩu số khi ngành CNTT Việt Nam phát triển dựa vào hoạt động thuê ngoài cho các quốc gia khác, tuy nhiên, sự áp dụng các công nghệ số nội bộ ở khắp các ngành còn thấp. Tốc độ tăng NSLĐ trung bình là 6,32% và kinh tế số đóng góp 0,5%.

Kịch bản 4: là nhà tiêu dùng số khi ngành công nghiệp của Việt Nam sử dụng các sản phẩm và dịch vụ CNTT từ các quốc gia khác. Tốc độ tăng NSLĐ trung bình là 6,5% và kinh tế số đóng góp 0,68%.

Như vậy, tính cho cả giai đoạn 2020 - 2030, trung bình mỗi năm, chỉ riêng kinh tế số đóng góp từ 7% cho đến 16,5% trong 100% tốc độ tăng trưởng NSLĐ tổng thể cho thấy kinh tế số là một động lực mới cho cải thiện nhanh chóng NSLĐ và rất quan trọng cho năng suất và hiệu quả của nền kinh tế.

Động lực tăng trưởng mới là kinh tế số
NSLĐ của Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2019 (PPP USD 2011) Nguồn: ILOSTAT

Vai trò của kinh tế số càng được thể hiện rõ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. NEU cho rằng nếu dịch bệnh chỉ kéo dài 2-3 tháng, đa phần các DN bị ảnh hưởng vẫn có thể chịu đựng được. Nhưng nếu dịch bệnh kéo dài hơn, khả năng nền kinh tế có thể rơi vào thời kỳ suy thoái là rất cao nếu không có những giải pháp đột phá và quyết liệt. Chỉ riêng việc hạn chế giao thương với Trung Quốc đã kéo giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 0,6 đến 0,8%. Nếu tính cả tác động nhiều chiều và từ các khu vực khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu chắc chắn nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề hơn rất nhiều.

Để nền kinh tế sớm phục hồi sau đại dịch và tăng trưởng bền vững thì năm 2020 và những năm tiếp theo cần có những giải pháp đột phá nhằm thiết lập nền tảng tăng trưởng vững chắc trong thập kỷ tới. Hai vị đồng tác giả nghiên cứu "Cải thiện NSLĐ trong bối cảnh kinh tế số" nhấn mạnh thông điệp: "Trong bối cảnh những động lực tăng trưởng hiện có đang trở nên dần cạn kiệt và thiếu hiệu quả, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế số mang lại cho Việt Nam cơ hội để cải thiện mạnh mẽ mức năng suất lao động tổng thể nền kinh tế". Trước mắt trong cơn đại dịch này Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt và phối hợp chính sách một cách chủ động để duy trì tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế và đảm bảo được các nguồn lực tăng trưởng dài hạn.

Kinh tế số không phải là câu chuyện tương lai. Ngay trong khi đại dịch bùng nổ thì những ngành, những DN đã số hóa, đã ứng dụng công nghệ thì vẫn duy trì được hoạt động và nhờ nó mà dù phải cách ly ở nhà nhưng người dân vẫn mua được hàng hóa mình cần; nhiều DN vẫn duy trì được hoạt động; đồng ruộng vẫn được tưới bón đúng lịch trình… "Mục tiêu mà Việt Nam cần hướng tới đồng bộ số hóa ở tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế", GS.Trần Thọ Đạt phát biểu.

Tuy nhiên để phát triển kinh tế số, cần có chiến lược khung để làm nền tảng cho các định hướng và hành lang pháp lý, thể chế cho việc chuyển đổi số. Đồng thời, nền kinh tế chuyển đổi số cần phải có một nguồn lực cực lớn, không thể chỉ đến từ nguồn NSNN nên cần có chính sách tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư cho số hóa nền kinh tế. Cần những chính sách khuyến khích đủ mạnh cho khởi nghiệp và cho đầu tư vào khoa học công nghệ. Cần có chính sách hỗ trợ cho DN chuyển đổi số. Và cần có một tư duy mới và thể chế mới.

Trong quá trình phát triển đất nước, NSLĐ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng DN. Nâng cao NSLĐ là vấn đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững. Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể nhưng chưa tương xứng với kỳ vọng. Mức NSLĐ theo sức mua tương đương của Việt Nam còn khiêm tốn so với một số nước trong khu vực ASEAN.

Chỉ thị số 07/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy tăng năng suất quốc gia (ngày 4/2/2020) của Thủ tướng Chính phủ

Tri Nhân

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data