Động lực cổ phiếu ngân hàng bứt tốc
Triển vọng tươi sáng của cổ phiếu ngân hàng Phó Thống đốc: Tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD phát hành cổ phiếu, trái phiếu Cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index tăng thêm 8,57 điểm |
Top cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm
Theo ông Trần Tánh - Phó Trưởng phòng phân tích và nghiên cứu Công ty chứng khoán Yuanata, động lực để cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay chủ yếu đến từ kỳ vọng lợi nhuận ngân hàng phục hồi. Ngoài ra, một số ngân hàng có câu chuyện riêng như tăng vốn, bán vốn cho nhà đầu tư ngoại…
Đánh giá một cách tổng thể hơn, một chuyên gia tài chính cho rằng, thị trường chứng khoán luôn là hàn thử biểu của nền kinh tế. Kinh tế năm 2024 được kỳ vọng phục hồi, theo đó hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cải thiện. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng khoảng 15-20%. Chất lượng tài sản của ngân hàng cũng tốt hơn dù không quá nhanh. Chưa kể năm nay nhiều ngân hàng dự kiến chia cổ tức khá tốt… “Từ những yếu tố trên có thể lý giải vì sao cổ phiếu ngân hàng thu hút cả nhà đầu tư nội lẫn ngoại và có bước phục hồi ấn tượng từ đầu năm đến nay”, vị chuyên gia này nhận định và cho biết thêm, các cổ phiếu ngân hàng luôn trong top cổ phiếu mà các quỹ ngoại nắm giữ nhiều nhất như STB, HDB, MBB...
![]() |
Dự báo lợi nhuận tăng trở lại là sức hấp dẫn với cổ phiếu ngân hàng |
Với cổ phiếu ngân hàng, ông Michael Kokalari - Giám đốc Phân tích Kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường của VinaCapital nhận định, nhóm ngành này hưởng lợi từ kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2024 và định giá cổ phiếu ngành này tại Việt Nam hiện thấp hơn so với mức trung bình 5 năm. Tổ chức này kỳ vọng, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng tín dụng trong 2024 và không chỉ cho vay với chủ đầu tư bất động sản, mà cả người mua nhà mới, phù hợp với kỳ vọng về sự phục hồi của thị trường trong năm nay.
Tương tự Công ty chứng khoán VPS đánh giá trong giai đoạn nửa đầu năm 2024, nhóm ngân hàng có nhiều động lực tăng trưởng khi mà mặt bằng lãi suất thấp thúc đẩy nhu cầu tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, các vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản đang dần được tháo gỡ, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phục hồi dần.
Công ty chứng khoán SSI đặt ra kịch bản cơ sở rằng, tăng trưởng GDP năm 2024 đạt khoảng 6 - 6,5%, lãi suất trung bình cả năm duy trì quanh mức thấp nhất trong 10 năm qua, tín dụng tăng trưởng trở lại mức khoảng 15% và NHNN sẽ linh hoạt với cơ chế ghi nhận và trích lập dự phòng nợ xấu. Với kịch bản này, tăng trưởng lợi nhuận 2024 của các ngân hàng niêm yết top đầu dự kiến ở mức khoảng 15,4%. Thực tế cho thấy, đây là ngành duy nhất có lợi nhuận tăng trưởng dương liên tiếp 5 năm gần đây, trung bình 15-20%/năm.
Sẽ còn nhiều “sóng” trong năm 2024
Mặc dù cổ phiếu ngân hàng đã có bước tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn vừa qua, nhưng hầu hết các chuyên gia cho rằng cổ phiếu ngân hàng sẽ hút mạnh dòng tiền, qua đó tiếp tục đóng vai trò trụ cột để hỗ trợ đà tăng cho thị trường. Bởi tuy trong 2 tháng đầu năm 2024 nhóm cổ phiếu này trải qua sóng tăng trung bình khoảng hơn 10%, có ngân hàng tăng cao hơn nhưng so với giai đoạn 2020-2022, con số này vẫn còn tương đối khiêm tốn.
Hiện, cổ phiếu nhóm ngân hàng được các chuyên gia chứng khoán nhận định đang ở mức định giá hợp lý, P/B trung bình ngành điều chỉnh xuống dưới mức bình quân 10 năm. Xét ở góc độ vĩ mô vẫn còn dư địa để cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng. Nhiều yếu tố vĩ mô hỗ trợ cho các cổ phiếu ngân hàng. Ở bên ngoài, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ “hạ cánh mềm”. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát đi tín hiệu lãi suất đã đạt đỉnh và sớm cắt giảm trong năm nay, USD giảm giá…
Còn trong nước tình hình xuất nhập khẩu có tăng trưởng tốt. FDI cũng tích cực và dấu hiệu thấy chỉ số PMI cũng bắt đầu tăng trưởng dù chưa đột phá… Môi trường lãi suất thấp cùng với kinh tế phục hồi thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, doanh thu dịch vụ gia tăng… Trong khi đó, ngay từ đầu năm 2024, ngành Ngân hàng đã cấp hết hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng 15% cho các ngân hàng để đẩy mạnh cho vay.
Ngoài kỳ vọng tăng trưởng tín dụng phục hồi, yếu tố nữa theo ông Trần Tánh sẽ hỗ trợ giá nhóm cổ phiếu vua là NIM của các ngân hàng trong năm 2024 có thể phục hồi nhẹ. Nhóm ngành Ngân hàng vẫn là nhóm dẫn dắt thị trường vượt mốc quan trọng bởi tỷ trọng giao dịch của nhóm này chiếm gần 30% thanh khoản thị trường.
Với góc nhìn thận trọng hơn, một chuyên gia tài chính khuyến nghị việc cổ phiếu ngân hàng có thể tăng tiếp hay không phải theo dõi triển vọng ngành Ngân hàng qua một số yếu tố, nhất là triển vọng phục hồi kinh tế Việt Nam. Còn với các nhà đầu tư lỡ sóng cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn vừa qua chưa nên mở mua mới ngay mà nên quan sát thêm, bởi sau một thời gian tăng mạnh, giá cổ phiếu có thể điều chỉnh giảm. Khi đó các nhà đầu tư có thể cân nhắc tham gia.
Tin liên quan
Tin khác

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Tím lịm vì... không ai bán

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn
