agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng duy trì sự tăng trưởng trong bối cảnh nhiều thách thức gia tăng

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc Phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (VFS) nhận định, ngành Ngân hàng trong năm 2025 vẫn kỳ vọng kết quả kinh doanh tích cực, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng lợi nhuận chung của toàn thị trường. Sự hồi phục của lĩnh vực bất động sản và tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống sẽ là trọng số chính của sự kỳ vọng.
aa

Yếu tố nào thúc đẩy triển vọng cổ phiếu ngành Ngân hàng khi thị trường nâng hạng?

Cổ phiếu ngân hàng mang lại nhiều cơ hội tiềm năng
Dẫn dắt thị trường trong những tháng cuối năm 2024 khả năng vẫn sẽ là nhóm Ngân hàng

Chuyên gia nhận định, Ngân hàng vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của thị trường

Bối cảnh kinh tế toàn cầu: thuận lợi và rủi ro song hành

Năm 2025, các Ngân hàng trung ương lớn, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), tiếp tục xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, giúp giảm áp lực tỷ giá và thu hút dòng vốn ngoại vào Việt Nam. Chi phí vốn tiếp tục ở mức thấp sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng hoạt động và kích thích đầu tư trong nước. Đồng thời, Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, sẽ thúc đẩy các biện pháp kích cầu để hồi phục nền kinh tế và hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là thủy sản, nông sản, may mặc.

Ở góc nhìn thận trọng thì xung đột địa chính trị và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn là những biến động khó lường, có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến giá hàng hóa, năng lượng và tỷ giá, tạo áp lực lên xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam.

Ngân hàng duy trì sự tăng trưởng trong bối cảnh nhiều thách thức gia tăng

Các kịch bản về tăng/giảm lãi suất của FED trong năm 2025-2026 đều thiên về hướng ôn hòa với thị trường. (Nguồn: Goldman Sachs Global Investment Research)

Kinh tế Việt Nam: nới room tín dụng nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Năm 2025 được kỳ vọng là năm "tăng tốc, bứt phá, về đích" kết thúc giai đoạn 2021-2025 với ưu tiên duy trì tăng trưởng kinh tế. Chính phủ sẽ tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ như ưu đãi thuế và tháo gỡ các vướng mắc pháp lý cho các ngành chứng khoán, bất động sản, đầu tư công, … giúp thúc đẩy tăng trưởng mà không cần nới lỏng tiền tệ. Đồng thời, hoạt động đầu tư công sẽ được đẩy mạnh với kế hoạch 790 nghìn tỷ đồng, nhằm giải quyết thiếu hụt hạ tầng, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông và logistics.

Về tỷ giá, mối lo ngại về chính sách thương mại Mỹ - Trung và sự gia tăng sức mạnh của đồng USD vẫn hiện hữu. Vì vậy, ổn định tỷ giá sẽ là ưu tiên của NHNN trong năm 2025, đặc biệt khi dư địa nới lỏng tiền tệ đã hẹp lại, NHNN có thể phải tăng lãi suất để đảm bảo ổn định tỷ giá và giảm áp lực nợ công.

Lạm phát được dự báo sẽ duy trì ở mức 3,4%-4% (theo các trung tâm nghiên cứu). Với việc lạm phát mục tiêu kế hoạch (4,5%) vẫn còn khá xa so với mức dự báo, VFS cho rằng Chính phủ có thể sẽ đánh đổi lạm phát để đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Năm 2025 cũng sẽ không phải là một năm dễ dàng bởi hiện nay thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều các rủi ro có thể tạo ra những biến động lớn như căng thẳng địa chính trị, xu hướng bảo hộ thương mại, … Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn nên sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, yếu tố nội tại sẽ là bệ đỡ, kỳ vọng lớn nhất trong năm 2025 đến từ khả năng thị trường bất động sản hồi phục và đẩy mạnh đầu tư công. Qua đó tháo gỡ các nút thắt, khơi thông các nguồn vốn và thúc đẩy nhu cầu tín dụng tăng trưởng.

Ngân hàng vẫn là một trong những động lực tăng trưởng chính của thị trường

VFS duy trì quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán năm 2025, nhờ sự hỗ trợ từ tăng trưởng kinh tế dự báo đạt 6,5-7%. Điều này không chỉ thúc đẩy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tăng 14-17%, mà còn giúp định giá cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, với kỳ vọng VN-Index vượt mốc 1.300 điểm. Nếu P/E dự phóng từ mức 11,x lần tăng lên 13,5 lần – mức trung bình của các năm – lợi nhuận đầu tư có thể đạt 10-18%. Thanh khoản thị trường cũng được dự báo tăng 15-20%, lên 18-20 nghìn tỷ đồng, nhờ kỳ vọng về nâng hạng thị trường, giao dịch T+0 và dòng vốn ngoại quay trở lại.

P/E hiện tại và PE fw 2025 vẫn ở mức trung bình. Nguồn: FiinPro
P/E hiện tại và PE fw 2025 vẫn ở mức trung bình. Nguồn: FiinPro

Trong bức tranh tích cực đó, ông Nguyễn Minh Hoàng cho rằng, nhóm Ngân hàng sẽ vẫn duy trì được đà tăng trưởng và đóng góp lớn vào bức tranh lợi nhuận chung của toàn thị trường.Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng khả quan nhờ sự hồi phục của thị trường bất động sản và định hướng đẩy mạnh đầu tư công từ Chính phủ. Bên cạnh đó, năm 2025 còn là năm cuối của giai đoạn 2021 – 2025 với nhiều nhân tố mới, các thay đổi mang tính căn cơ, đặc biệt là thay đổi về thể chế, luật pháp. Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội vừa qua đã thông qua một loạt các luật sẽ có hiệu lực từ 2025 sẽ đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp tháo gỡ khó khăn của rất nhiều ngành nghề, khơi thông các điểm nghẽn. Đây là những cơ sở vững chắc để có thể kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2025 có thể đạt 15 – 17%.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng, bên cạnh việc được hưởng lợi từ tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ nội tại. Những biến số như thay đổi trong chính sách tiền tệ, biến động kinh tế toàn cầu và áp lực cạnh tranh gia tăng đòi hỏi các ngân hàng phải thận trọng và linh hoạt trong quản trị rủi ro lẫn chiến lược kinh doanh.

Năm 2025 là năm cuối trong giai đoạn 2021 – 2025 nên những áp lực về tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng là khá lớn. VFS cho rằng NIM của ngân hàng sẽ chịu áp lực về cả đầu ra và đầu vào. Đầu tiên, dư địa hạ lãi suất sẽ không còn và lãi suất sẽ neo ở mức hiện tại thậm chí là có thể tăng trong năm 2025 khi tốc độ huy động vốn đang chậm hơn so với tốc độ đẩy tín dụng; xu hướng tăng giá của đồng USD sẽ còn tiếp diễn khi Tổng thống Trump thực hiện các chính sách tài khóa mở rộng và triển khai các biện pháp thuế quan sẽ gây áp lực lên tỷ giá.

Về định giá, hiện nay định giá của nhóm ngân hàng khá rẻ khi P/B trung bình ngành ở quanh mức 1,5. Chỉ cao hơn so với đợt thị trường giảm mạnh giai đoạn tháng 3/2020 và tháng 11/2022, thời điểm đó P/B trung bình của ngành ngân hàng chỉ quanh mức 1,3. Ở những thời điểm đỉnh cao của nhóm ngân hàng như giai đoạn quý 3 và quý 4 năm 2021, P/B có thể giao dịch quanh mức 2 – 2,2.

"Dù nhiều thách thức nhưng trong kịch bản năm 2025 kinh tế phục hồi tích cực và nhóm ngân hàng có những điều kiện ủng hộ thì việc cổ phiếu ngân hàng tăng là điều hoàn toàn có thể."- chuyên gia VFS nhấn mạnh.

Thái Hoàng

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại thương chiến, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục hành trình tìm lại điểm cân bằng trong tuần giao dịch từ 14 - 18/4, khi nhiều yếu tố hỗ trợ đang hội tụ.
Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Tím lịm vì... không ai bán

Tím lịm vì... không ai bán

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 10/4 đã chứng kiến một phiên giao dịch mang tính “kỳ lạ” và đầy kịch tính bậc nhất trong lịch sử. Trong khi VN-Index tăng bứt phá tới hơn 74 điểm là mức tăng trong phiên mạnh nhất từ trước đến nay - thì thanh khoản lại chìm sâu ở mức thấp chưa từng có. Cổ phiếu “tím lịm” hàng loạt, nhưng dòng tiền lại... không chảy.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Ngày 9/4 đánh dấu một trong những phiên giao dịch bùng nổ nhất trong lịch sử Phố Wall, khi nhà đầu tư trên toàn cầu đồng loạt đổ tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ sau thông báo tạm dừng áp thuế của Tổng thống Donald Trump.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data