Đồng loạt kiến nghị bỏ quy định bổ sung vi chất
Theo quy định khi chế biến sản xuất một số mặt hàng thực phẩm các doanh nghiệp sản xuất phải bổ sung muối i-ốt, vi chất như sắt, kẽm…
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực-Thực phẩm TP.HCM cho biết, Nghị định 09 quy định "muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt" (áp dụng từ 3/2017) và "bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm" (áp dụng từ tháng 3/2018). Năm 2018, Chính phủ đã có Nghị quyết 19 chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi quy định theo hướng chỉ khuyến khích, không bắt buộc doanh nghiệp chế biến phải sử dụng muối i-ốt và bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường kẽm, sắt. Thế nhưng đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa có động thái gì về vấn đề này. Và tháng 9 vừa qua bộ đã có văn bản gửi các Hiệp hội và doanh nghiệp thực phẩm yêu cầu các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện nghiêm quy định Nghị định 09 và đang xây dựng dự thảo kế hoạch tăng cường thực thi Nghị định này.
![]() |
Nước mắm truyền thống là mặt hàng giàu i-ốt tự nhiên từ nguyên liệu cá biển |
Bà Chi cho biết, nhiều doanh nghiệp trong ngành thực phẩm gặp rất nhiều khó khăn vì quy định bổ sung muối i-ốt, sắt và kẽm khi chế biến - sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Với các quy định của nghị định trên, một số loại thực phẩm như sản phẩm thủy sản, rau củ quả sấy khô, sản phẩm ăn liền... nếu bổ sung i-ốt vào thực phẩm dễ dàng có phản ứng, do tính chất oxy hóa mạnh, sẽ làm các sản phẩm bị biến mùi, biến vị, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Quy định bổ sung vi chất vào thực phẩm đã và đang gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, làm tăng chi phí và giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, quy định bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường sắt và kẽm, cũng làm khó các doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh.
Lý giải thêm bất cập với quy định thêm muối I-ốt vào sản phẩm, theo bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc, nước mắm truyền thống là mặt hàng giàu i-ốt tự nhiên từ nguyên liệu cá biển. Tuy nhiên, khi dùng thêm muối i-ốt ủ thì nước mắm bị đổi màu theo xu hướng sẫm hoặc đen hơn, thay vì có màu vàng nâu cánh gián tự nhiên.
Hơn thế, theo ông Nguyễn Hoài Nam - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), việc thiếu hay thừa i-ốt đều có tác động xấu đến chức năng tuyến giáp. Việc tiêu thụ quá lượng i-ốt cần thiết có thể dẫn đến các biến chứng như cường giáp hoặc suy giáp, ở một số trường hợp. Trong khi Nghị định 09 lại yêu cầu bổ sung muối i-ốt vào trong muối như vậy, nên rất cần phải xem xét lại.
Lãnh đạo các doanh nghiệp thực phẩm đề nghị quy định trên cần được sửa đổi theo hướng chỉ khuyến khích thay vì bắt buộc doanh nghiệp áp dụng. Các doanh nghiệp cũng kiến nghị Chính phủ "cần quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi, thay thế Nghị định 09 theo đúng tinh thần Nghị quyết 19/2018 Chính phủ đã ban hành". Điều này cũng là để Chính phủ hợp nhất và giải quyết dứt điểm tình trạng cùng một lúc tồn tại hai quy định trái chiều, mà cụ thể ở đây là Nghị định 09 và Nghị quyết 19/2018, đang từng ngày tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm.
Các hiệp hội cho rằng, Bộ Y tế chỉ nên bắt buộc muối dùng trong nấu ăn hằng ngày và các gia vị dạng rắn như hạt nêm, viên súp gia vị… phải bổ sung i-ốt, cũng như chỉ khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thay vì phải yêu cầu bắt buộc, theo đúng tinh thần Nghị quyết 19/2018.
Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp chế biến thực phẩm, bà Lý Kim Chi kiến nghị Bộ Y tế khẩn trương xây dựng dự thảo thay thế Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo hướng chỉ khuyến khích, không bắt buộc doanh nghiệp chế biến phải sử dụng muối được tăng cường i-ốt và bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm như hiện nay.
Các hiệp hội cho rằng, Bộ Y tế chỉ nên bắt buộc muối dùng trong nấu ăn hằng ngày và các gia vị dạng rắn như hạt nêm, viên súp gia vị… phải bổ sung i-ốt, cũng như chỉ khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thay vì phải yêu cầu bắt buộc, theo đúng tinh thần Nghị quyết 19/2018. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
