Đơn vị sự nghiệp công lập: Kịch bản nào cho mô hình hoạt động
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, số lượng đơn vị sự nghiệp công lập hiện có khoảng 5.046 đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy nhiên, số lượng DN đủ điều kiện về tài chính và có đề xuất chuyển thành CTCP chỉ chiếm 3,37% tổng số đơn vị rà soát. Nguyên nhân do vẫn còn tâm lý e ngại, có tư tưởng trông chờ sự bao cấp của Nhà nước…
Chỉ 3,37% đảm bảo được kinh phí hoạt động
Qua đánh giá từ 92 báo cáo của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 52 địa phương và 14 tập đoàn kinh tế về tình hình hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khối địa phương có số lượng đơn vị sự nghiệp công lập lớn nhất, lên tới 4.387 đơn vị sự nghiệp; trong đó 13% đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp tỉnh, 87% còn lại thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
Điều đáng nói là các đơn vị này sử dụng nhiều NSNN. Như: TP. Hồ Chí Minh có khoảng 1.857 đơn vị, kinh phí ngân sách cấp 12.500 tỷ đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu có 534 đơn vị, NSNN cấp 2.152 tỷ đồng, Bình Dương có 602 đơn vị, NSNN cấp 2.551 tỷ đồng...
![]() |
Cần duy trì đơn vị sự nghiệp công lập y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản |
Chỉ có khoảng 170 đơn vị (3,37%) đảm bảo được kinh phí hoạt động thường xuyên và đề xuất chuyển đổi hoạt động theo hình thức CTCP. Các đơn vị sự nghiệp hoạt động chủ yếu do NSNN đảm bảo nhưng phương thức quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đổi mới, đồng bộ dẫn đến chất lượng và hiệu quả cung ứng dịch vụ sự nghiệp còn hạn chế.
Việc phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên còn mang tính bình quân, trên cơ sở nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và khả năng NSNN, chưa thực sự gắn kết giữa giao nhiệm vụ và giao kinh phí. Việc huy động vốn cũng gặp khó khăn vì giá trị tài sản thế chấp không lớn và hầu hết tài sản đơn vị đang quản lý có nguồn gốc từ ngân sách nên không được thế chấp khi vay vốn…
Sẽ có hướng dẫn cổ phần hóa
Đánh giá về khả năng cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết có căn cứ pháp lý tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi với Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg quy định về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành CTCP của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập có thể thực hiện được do các đơn vị này đã bước đầu thực hiện tự chủ, tiếp cận được nguyên tắc hạch toán kinh tế của DN.
Tuy nhiên, qua các báo cáo, số lượng DN đủ điều kiện về tài chính (đảm bảo tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động) và có đề xuất chuyển thành CTCP là rất ít (chỉ chiếm 3,37% tổng số đơn vị rà soát tại 92 báo cáo. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến con số quá nhỏ 3,37% này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấy rằng, vẫn còn tâm lý e ngại, có tư tưởng trông chờ sự bao cấp của Nhà nước.
Cùng đó, các đơn vị sự nghiệp công lập gặp khó khăn khi chuyển sang mô hình DN, lúng túng trong quản lý cũng như tham gia vào mối quan hệ thị trường, cung-cầu, cạnh tranh. Đặc biệt, việc cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến xã hội như: bệnh viện, trường học... chưa có nhiều thực tiễn, kể cả kinh nghiệm quốc tế. “Như vậy, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập là một vấn đề rất phức tạp, chưa có tiền lệ trong thực tiễn xây dựng văn bản, không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế”, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
Chính vì vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị, đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản thì cần duy trì đơn vị sự nghiệp công lập; còn đối với các lĩnh vực khác, cần đẩy mạnh công tác sắp xếp, chuyển đổi để cắt giảm sự bao cấp của Nhà nước.
Được biết, hiện nay cơ quan này cũng đã trình Thủ tướng dự thảo Quyết định của Thủ tướng ban hành tiêu chí, phân loại đơn vị sự nghiệp công lập để sắp xếp, đổi mới. Trong đó, đề nghị quy định đối tượng áp dụng mở rộng hơn.
Theo đó, bao gồm đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty Nhà nước. Dự thảo này cũng quy định 13 ngành, lĩnh vực cần thiết duy trì các đơn vị sự nghiệp công lập để đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước và các dịch vụ thiết yếu của người dân.
Phải đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công hiệu quả hơn Đổi mới cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong năm trọng điểm của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Các bộ, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động rà soát, phân loại và đề xuất định hướng sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý; báo cáo kết quả về Bộ Tài chính trong tháng 1/2017 để tổng hợp, chuẩn bị cho phiên họp Ban chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
