Đón sóng dịch chuyển vốn ngoại: Đổi mới để có thể tận dụng cơ hội
![]() | Chưa thấy sự dịch chuyển dòng vốn FDI sang Việt Nam |
![]() | Công nghiệp hỗ trợ khó tận dụng cơ hội dịch chuyển đầu tư |
![]() |
DN Việt cần học cách làm chủ về công nghệ |
Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra dự báo, kinh tế toàn cầu có thể giảm 4,9% trong năm nay, hạ 1,9 điểm phần trăm so với dự đoán hồi tháng 4 vừa qua, do tác động của dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn dự tính. Và để đối phó với tình trạng đó, nhiều quốc gia và tập đoàn kinh tế lớn sẽ có những chuyển dịch đầu tư nhằm đa dạng hóa các nguồn cung, tránh phụ thuộc vào một nền kinh tế, hay một quốc gia để giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng. Các chuyên gia cho rằng, Việt nam được đánh giá là đang có nhiều lợi thế trong việc đón nhận làn sóng này.
TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh rằng, hiện Việt Nam đang có lợi thế lớn nhờ việc khống chế hiệu quả dịch Covid-19. Các doanh nghiệp FDI cũng nhìn nhận Việt Nam như một nền kinh tế ổn định, có sức chống chịu cao... Đây chính là cơ hội để đón nhận những dòng vốn có chất lượng và tạo đà thúc đẩy các DN Việt lớn mạnh hơn nữa.
Theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào giai đoạn ảm đạm thì nhiều tập đoàn, DN lớn trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội hợp tác và họ đã có nhiều thay đổi về chuỗi cung ứng. Các DN FDI còn rất quan tâm đến sự chuyển dịch cả nhà máy, đặc biệt là chuyển giao về mặt công nghệ. Trong bối cảnh đó, các DNNVV rất mong muốn được tham gia vào các chuỗi cung ứng để có nhiều cơ hội phát triển bài bản và chuyên nghiệp hơn.
GS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, để có thể thu hút đầu tư FDI nhiều và hiệu quả hơn nữa, cả bộ máy phải chuyển động đồng bộ thì mới có thể thành công. Trong xu lướng làn sóng chuyển dịch lần này, chúng ta cần những khoản đầu tư vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai như AI, robot, như big data, fintech… Vì vậy, vấn đề hiện nay là xúc tiến đầu tư phải có định hướng, tránh những xúc tiến đầu tư chung chung.
Có thể thấy, xu hướng làn sóng chuyển dịch FDI đang diễn ra và việc đón nhận cơ hội cũng như tận dụng lợi thế để phát triển đang là vấn đề đặt ra cho không chỉ các nhà quản lý mà còn đối với cả các DN, để làm sao chủ động và tận dụng tốt.
Theo ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, hiện đang có 3 xu hướng được xác định là dịch chuyển nhà máy, dịch chuyển vốn của công ty mẹ và dịch chuyển đơn hàng. Trong đó, dịch chuyển đơn hàng là nhanh, sớm và dễ đón nhận nhất.
Cơ hội đầu tư FDI vào Việt Nam sau các khủng hoảng thương mại và đại dịch Covid-19 đang xuất hiện và việc đón nhận làn sóng dịch chuyển cần thực hiện nghiêm túc bởi nó không hề đơn giản. Thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay các công ty trên toàn cầu co cụm vì dịch bệnh, thì việc mở thêm các nhà máy ở Việt Nam là điều rất khó. Chính vì vậy, cái dễ nhất mà Việt Nam có thể đón chính là dịch chuyển đơn hàng. Tuy nhiên, vấn đề là các DN Việt phải cố gắng tận dụng mọi cơ hội để đổi mới, bắt kịp với các xu hướng toàn cầu để tự tạo ta cho mình những cơ hội hợp tác.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
