Doanh nghiệp giải thể: Sự đào thải của thị trường
![]() | Doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động bằng 89% đăng ký mới |
![]() | 72.370 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong 8 tháng |
Mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh của Việt Nam những năm gần đây được cải thiện mạnh mẽ. Năm 2018, Việt Nam đứng thứ 69 trên 190 nền kinh tế. Thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực cải cách hành chính, giảm thiểu các thủ tục để hỗ trợ mạnh mẽ cho các DN. Ngày 9/11/2018 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho DN.
![]() |
Thời gian qua, Chính phủ và các bộ ngành đã nỗ lực cải cách hành chính, giảm thiểu các thủ tục để hỗ trợ cho các DN |
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, cải cách mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là cắt giảm các chi phí bất hợp lý, tạo mọi thuận lợi cho DN phát triển sản xuất kinh doanh. Theo thống kê của Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 10/2018, số DN được thành lập mới là 13.000 DN với số vốn đăng ký là 152.541 tỷ đồng, tăng 16,5% về số DN, tăng 27,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù môi trường đầu tư thuận lợi nhưng tình trạng các DN ngừng hoạt động, giải thể cũng gia tăng. Cụ thể trong 10 tháng năm 2018, số DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 24.467 DN, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2017. DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể trong 10 tháng đầu năm cho thấy cả nước có 53.937 DN, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 37.722 DN ngừng hoạt động không đăng ký và 16.215 DN chờ giải thể. Số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 10 tháng năm 2018 của cả nước là 13.307 DN, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo lý giải của Cục Đăng ký và Quản lý kinh doanh, số lượng DN giải thể chịu sự tác động của nhiều yếu tố của nền kinh tế thị trường. Theo thống kê, DNNVV hiện chiếm tỷ trọng 97% tổng số DN đang hoạt động tại Việt Nam. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, phần lớn DNNVV còn nhiều hạn chế về năng lực nội tại, hoạt động không hiệu quả và phải ngừng hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV cho rằng, với sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, các DN đã không ngừng nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh như đổi mới dây chuyền công nghệ, quản trị nhân lực…
Tuy nhiên nhiều DN đã không theo kịp xu thế đó, không đủ nguồn vốn để tiếp tục duy trì và phát triển. Việc tiếp cận nguồn vốn hiện nay còn khá khó khăn, sự thiếu minh bạch cùng một số nguyên nhân khác đã khiến DN khó tạo niềm tin cho các TCTD. Chính vì vậy, bản thân các DN cần phải có sự cải thiện mạnh mẽ về chiến lược, tiếp cận thị trường để tránh việc bị đào thải.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), một trong những nguyên nhân khiến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn là do phần lớn các DNNVV chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng tổ chức hạch toán kế toán theo quy định, thường nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng chậm, số liệu thiếu chính xác, chưa có kiểm toán độc lập nên ảnh hưởng đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các DNNVV còn thiếu tài sản đảm bảo cho khoản vay theo quy định hoặc tài sản đảm bảo có giá trị thấp, quyền sở hữu tài sản đảm bảo không minh bạch.
Với những nỗ lực hỗ trợ phát triển cộng đồng DN, Chính phủ tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của DN như thuế, hải quan, vốn ngân hàng… Từ đó hạn chế những DN giải thể và gia tăng số lượng DN hướng tới mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp
