agribank-vietnam-airlines

Doanh nghiệp cần chủ động tái cấu trúc nguồn vốn

Quỳnh Trang
Quỳnh Trang  - 
Thực tế cho thấy, điểm yếu của doanh nghiệp Việt hiện nay là phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Trong khi đó, thị trường tín dụng đang bị “quá tải”, do vừa phải lo cung ứng nguồn vốn ngắn hạn, vừa phải lo cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có kế hoạch tái cấu trúc nguồn vốn để phát triển bền vững trong bối cảnh mới.
aa

Cấu trúc vốn còn bất hợp lý

Dẫn kết quả một số cuộc khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong năm 2020 về ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới hoạt động của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký VCCI cho biết, bên cạnh việc thu hẹp thị trường đầu ra, gián đoạn chuỗi cung ứng thì đại dịch Covid-19 cũng đã khiến gần 50% doanh nghiệp thiếu hụt nguồn vốn, dòng tiền kinh doanh. Đặc biệt, khi đợt dịch lần thứ 3 tiếp tục bùng phát trong quý I/2021 và đợt dịch lần thứ 4 xảy ra những ngày gần đây đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của doanh nghiệp.

Thực tế cũng cho thấy, việc dựa quá nhiều vào vốn vay, trong đó chủ yếu vay qua các tổ chức tín dụng thay vì vốn chủ sở hữu khiến cho các doanh nghiệp dễ dàng gặp rủi ro hơn liên quan đến nguồn vốn. Theo ông Vinh, trong bối cảnh đại dịch, nguồn vốn của doanh nghiệp cần phải xem xét lại ở cả góc độ cơ cấu mục tiêu và cách thức huy động vốn. Bởi lẽ, hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động và dòng vốn trả lại của các doanh nghiệp, nên khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng cung ứng vốn của các tổ chức tín dụng.

doanh nghiep can chu dong tai cau truc nguon von
Các doanh nghiệp có thể tận dụng kênh thuê tài sản để tiết kiệm vốn đầu tư

Bên cạnh đó, không thể nới lỏng các quy định an toàn của hệ thống tài chính để tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế, bởi lẽ điều này sẽ làm suy yếu hệ thống ngân hàng, tăng rủi ro cho hệ thống. Đó cũng chính là lý do nhiều DNNVV khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vì không đáp ứng đủ điều kiện tín dụng.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đặng Đức Thành - Chủ tịch Câu lạc bộ Các Nhà Kinh Tế (VEC) cho rằng, nhu cầu vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp hiện nay rất lớn. Tuy nhiên, cơ cấu vốn của doanh nghiệp còn bất hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm khoảng 20-30%, còn lại là nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu từ các ngân hàng thương mại.

Trong khi đó, việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng như EVFTA, CPTPP sẽ tạo cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng tạo làn sóng dịch chuyển chuỗi sản xuất và cung ứng sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng để đón đầu các cơ hội đầu tư, kinh doanh và làn sóng dịch chuyển này.

Theo đó, doanh nghiệp phải chủ động nguồn vốn để hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, cần thay đổi thói quen sử dụng nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, phải tái cấu trúc lại nguồn vốn và sử dụng vốn theo hướng phát triển bền vững.

Nhiều kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp

Ngoài việc huy động vốn từ chủ sở hữu và tín dụng ngân hàng, theo ông Đặng Đức Thành, giải pháp cơ bản về phía doanh nghiệp là phải huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có nhiều tiềm năng do nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã hình thành các doanh nghiệp tư nhân lớn, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động cao, phạm vi kinh doanh mở rộng ở thị trường quốc tế. Mặt khác các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì tiềm năng tăng trưởng vẫn khá cao, trong khi lãi suất cũng hấp dẫn hơn so với các quốc gia phát triển.

Tuy nhiên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ khó có thể phát hành trái phiếu. Những doanh nghiệp này có thể cân nhắc tìm đến những quỹ đầu tư hoặc các công ty đầu tư mạo hiểm vì đây là những trung gian tài chính sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm đầu tư vào nhóm đối tượng này, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các mô hình kinh doanh mới nếu các dự án có tính khả thi cao.

Bên cạnh phát hành trái phiểu, phát hành cổ phần để huy động vốn cũng có rất nhiều ưu điểm, giúp doanh nghiệp có thể huy động được lượng vốn lớn để mở rộng và phát triển.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tận dụng các hình thức huy động vốn khác như thuê tài sản hoặc hình thức tài trợ thương mại quốc tế. Việc thuê tài sản sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, điểm mấu chốt nhất là doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản trị, năng lực cạnh tranh bởi đó là những yếu tố cốt lõi nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó cải thiện khả năng tiếp cận các nguồn vốn, từ nguồn vốn tín dụng hay phát hành trái phiếu, cổ phiếu…

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, thị trường vốn Việt Nam hiện có rất nhiều lợi thế để phát triển. Có thể kể như khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, nền tảng kinh tế vĩ mô khá vững chắc, triển vọng phục hồi và phát triển khá tốt. Quy mô thị trường, lượng giao dịch ngày càng lớn, chỉ số P/E ở mức hấp dẫn so với các thị trường khu vực. Cùng với đó, thu nhập của người dân tăng nhanh, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới thị trường chứng khoán dẫn đến dòng vốn từ cá nhân đi vào thị trường nhiều hơn.

Chính vì vậy, để có thể tận dụng được những lợi thế trên, doanh nghiệp cần cấu lại nợ và xây dựng phương án kinh doanh phù hợp, đa dạng hóa nguồn vốn, ứng dụng công nghệ thông tin tính toán cấu trúc vốn tối ưu. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro bài bản hơn, xây dựng và thực thi chiến lược “Kinh doanh số”.

TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, thị trường vốn Việt Nam hiện có rất nhiều lợi thế để phát triển. Có thể kể như khung pháp lý ngày càng hoàn thiện, nền tảng kinh tế vĩ mô khá vững chắc, triển vọng phục hồi và phát triển khá tốt. Quy mô thị trường, lượng giao dịch ngày càng lớn, chỉ số P/E ở mức hấp dẫn so với các thị trường khu vực. Cùng với đó, thu nhập của người dân tăng nhanh, ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới thị trường chứng khoán dẫn đến dòng vốn từ cá nhân đi vào thị trường nhiều hơn.
Quỳnh Trang

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data