DNNVV chưa tận dụng được “bệ đỡ” tài chính
![]() | Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV: Vừa thiếu lại vừa yếu |
![]() | Để phát huy Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV |
![]() | Tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV |
Là định chế tài chính nhà nước đầu tiên dành riêng cho đối tượng DNNVV ở Việt Nam, Quỹ Phát triển DNNVV bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ vào năm 2016, với vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng đã góp phần thúc đẩy, huy động sự tham gia của các NHTM, các tổ chức có liên quan trong hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNNVV. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đặng Huy Đông nhấn mạnh, việc thành lập quỹ là một bước tiến quan trọng của Chính phủ trong tăng cường kênh hỗ trợ tài chính cho DNNVV.
Đánh giá về những hỗ trợ ưu việt của quỹ, bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Quỹ Phát triển DNNVV cho biết, chương trình hỗ trợ của quỹ phối hợp với các NHTM đã đưa ra các quy định rất ưu đãi như lãi suất năm chỉ 5,5% cho khoản vay ngắn hạn và 7% cho khoản vay trung dài hạn, mức lãi suất cố định trong suốt thời gian vay. Cùng với đó là điều kiện về tài sản bảo đảm nới lỏng hơn rất nhiều so với điều kiện hiện nay của các NHTM.
Cụ thể, NHTM khi nhận ủy thác từ quỹ sẽ không yêu cầu các DNNVV phải cung cấp tài sản bảo đảm vượt quá 100% giá trị khoản vay. DN có quyền lựa chọn tài sản để bảo đảm cho khoản vay, có thể dùng tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay để bảo đảm cho khoản vay. Ngoài ra, DN được chủ động trả nợ trước hạn và miễn các phí trả nợ trước hạn. Nợ vay gốc còn có thể được ân hạn đến 18 hoặc 24 tháng, tùy theo từng chương trình cụ thể.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trong tháng 5, Quỹ Phát triển DNNVV đã ban hành chương trình hỗ trợ tài chính với tổng hạn mức hỗ trợ là 560 tỷ đồng, qua 4 chương trình. Đó là Chương trình hỗ trợ DNNVV đổi mới sáng tạo với hạn mức chương trình 100 tỷ đồng, mức cho vay tối đa 10 tỷ đồng. Chương trình hỗ trợ DNNVV tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến và bảo quản nông, lâm, thủy sản với hạn mức chương trình 210 tỷ đồng, mức cho vay tối đa 20 tỷ đồng. Chương trình hỗ trợ DNNVV sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho ngành điện tử và cơ khí với hạn mức 150 tỷ đồng, mức cho vay tối đa 25 tỷ đồng; Chương trình hỗ trợ DNNVV trong ngành hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải với hạn mức chương trình là 100 tỷ đồng, mức cho vay tối đa 25 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính đến tháng 9/2017, Quỹ Phát triển DNNVV mới giải ngân tổng cộng 119 tỷ đồng. Nếu so với tổng hạn mức mà quỹ đặt ra trong năm 2017 là 560 tỷ đồng, thì tỷ lệ giải ngân của quỹ hiện nay đạt khá thấp. Theo lý giải của lãnh đạo một NHTM tham gia nhận uỷ thác từ quỹ, vướng mắc lớn nhất hiện nay vẫn là quy trình thủ tục xét duyệt hồ sơ. Do năng lực hạn chế nên đa phần DN tìm đến quỹ chưa có kinh nghiệm trong việc lập đề án, hồ sơ vay vốn, không chứng minh được năng lực tài chính, nên không thuyết phục được hội đồng thẩm định.
Bên cạnh đó, DN cũng chưa chủ động cung cấp các thông tin tài chính minh bạch, chưa xây dựng dự án đúng mục đích sản xuất kinh doanh, hoặc không chứng minh được khả năng phát triển của dự án… Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng kê khai tăng nhu cầu vay vốn so với dự toán thực tế để triển khai dự án nhằm được phê duyệt hạn mức cho vay cao. Đây là những hạn chế phổ biến đã tồn tại lâu nay ở khối DNNVV. Vì vậy, mặc dù các NHTM đã rất cố gắng, song cũng không thể bỏ qua các quy định về quản lý rủi ro để “nhắm mắt” cho vay.
Cũng theo vị này, vì định hướng của quỹ là phát triển các DN đổi mới sáng tạo, hướng tới trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, vì vậy trong nhiều trường hợp thủ tục thẩm định cần phải chặt chẽ hơn so với các dự án thông thường. Lãnh đạo NHTM trên dẫn chứng, một số dự án chế biến sâu nông sản có định hướng phát triển tốt, đầu ra khả thi, tạo nhiều công ăn việc làm. Vì vậy khi thẩm định dự án, NH này buộc phải yêu cầu DN đưa ra những giải trình cụ thể về vấn đề công nghệ để đánh giá dự án có gây ra tác động xấu tới môi trường hay không. Nếu không chứng minh được các vấn đề này thì NH cũng không dám cho vay.
Bên cạnh đó, vừa qua các NH tham gia nhận uỷ thác cũng đã tư vấn cho quỹ mở thêm các nhóm ngành nghề cho vay để NH rộng cửa hơn khi đón tiếp các DN muốn tiếp cận vốn, tuy nhiên việc triển khai vẫn rất chậm. Sự hạn chế về số ngành nghề cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng giải ngân chậm.
Khẳng định rằng Quỹ Phát triển DNNVV sẽ tạo mọi điều kiện để DN tiếp cận nguồn tài chính ưu đãi, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, nếu NH nhận ủy thác này từ chối cho DN vay vốn thì DN vẫn có quyền nộp hồ sơ tới quỹ để đề xuất vay vốn tại NH nhận ủy thác khác. Các DNNVV không phải mất thêm một khoản chi phí không chính thức nào để vay vốn, cũng như không có chuyện xin - cho trong vay vốn từ quỹ. Như vậy việc có tiếp cận và sử dụng được nguồn vốn từ quỹ này hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của chính DN.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
