Điều kiện lên sàn được kiểm soát chặt chẽ hơn
Yêu cầu ký quỹ trước giao dịch là điểm nghẽn khi nâng hạng thị trường Tranh thủ thị trường tốt để lên sàn |
![]() |
Tọa đàm Tìm giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn chứng khoán |
Số liệu thông tin tại Toạ đàm “Tìm giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp lên sàn chứng khoán” ngày 19/7 cho thấy, sau hơn 2 thập niên hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt đã có những bước phát triển vượt bậc. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đến ngày 30/6/2023 đạt 5.783 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2022, tương đương 60,8% GDP ước tính năm 2022.
Thị trường cũng ghi nhận có tới 42 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD (trên 23.000 tỷ đồng). Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ 2 doanh nghiệp niêm yết đầu tiên, số lượng chứng khoán trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM tới cuối tháng 6/2023 là 1.600 doanh nghiệp HOSE (403 doanh nghiệp), HNX (332 doanh nghiệp) và UPCoM (865 doanh nghiệp).
Trong 3 năm vừa qua, TTCK Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc về thanh khoản, vốn hóa, số nhà đầu tư tham gia thị trường… Tuy nhiên, số doanh nghiệp lên sàn (bao gồm cả niêm yết và đăng ký giao dịch) còn rất hạn chế. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đứng ngoài “sân chơi” bởi nhiều lý do khác nhau. Điều này khiến TTCK không có thêm hàng hóa mới, nhà đầu tư không có thêm lựa chọn để đầu tư.
Tuy nhiên con số này trong các năm gần đây không có sự chuyển biến đáng chú ý. Năm 2022 ghi nhận khoảng 54 mã cổ phiếu mới được bổ sung trên cả 3 sàn giao dịch. Tuy nhiên, số lượng cổ phiếu rút khỏi thị trường năm 2022 cũng cao vượt trội hơn số lên sàn khiến tổng doanh nghiệp đăng ký trên 3 sàn giảm hơn 40 đơn vị so với năm 2021.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán phải là kênh vốn hữu hiệu, bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Đồng thời, việc tham gia thị trường chứng khoán khi đưa cổ phiếu lên niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: huy động vốn, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao uy tín, thương hiệu…
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đứng ngoài sàn bởi nhiều lý do khác nhau. Điều này khiến thị trường chứng khoán không có thêm hàng hóa mới, nhà đầu tư không có thêm lựa chọn để đầu tư.
Để lên sàn, doanh nghiệp phải minh bạch
Ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) cho biết, từ năm 2021 đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng biến động dữ dội với nhiều sự kiện lớn nảy sinh, gây tác động đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
![]() |
Các điều kiện lên sàn của DN hiện nay được kiểm soát chặt chẽ hơn |
Trong bối cảnh đó, thời gian qua, số lượng doanh nghiệp mới niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chỉ "đếm trên đầu ngón tay". Sự trầm lắng về số lượng "tân binh" trên sàn có nhiều nguyên nhân, đơn cử bản thân doanh nghiệp đang chật vật đối phó với những khó khăn về tài chính.
Bên cạnh đó, các điều kiện lên sàn hiện nay đang được kiểm soát chặt chẽ hơn, đòi hỏi chất lượng của doanh nghiệp phải thuộc dạng tốt, với báo cáo tài chính sạch sẽ, có lợi nhuận tối thiểu 1-2 năm.
Ông Võ Thanh Tuấn, Trưởng phòng Đăng ký Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho biết, để lên sàn doanh nghiệp phải trải qua các quy trình, thủ tục hoàn thiện hồ sơ, việc đăng ký tại trung tâm chỉ là một khâu. Tuy nhiên, từ thực tế xử lý hồ sơ, thấy nhiều doanh nghiệp, tổ chức phát hành chưa nắm được hết các quy định về niêm yết. Do đó, việc tìm hiểu đầy đủ từ luật, nghị định, thông tư về niêm yết là rất cần thiết với các doanh nghiệp, tổ chức niêm yết.
Bà Hồ Thị Phương Tú - Giám đốc phòng quản lý niêm yết, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) nhấn mạnh, trong tiêu chí để được niêm yết, điều kiện bắt buộc là các doanh nghiệp phải đi qua thị trường UPCoM, điều này tạo sự sàng lọc khắt khe hơn trước và tạo ra sự thay đổi đặc biệt cho thị trường chứng khoán.
Bởi vậy, các doanh nghiệp niêm yết trong thời gian gần đây đều có tối thiểu 2 năm đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Thêm vào đó, điều kiện vốn điều lệ cũng được quan tâm đúng mức với quy định ít nhất 30 tỷ đồng vốn tự có.
Bà Tú cho rằng, dù giá trị tương đối nhỏ, song cũng góp phần tạo dựng nên lượng hàng hóa có chất lượng tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu chặt chẽ hơn. Cuối cùng là tiêu chí về năng lực của các Chủ tịch, lãnh đạo của doanh nghiệp khi niêm yết, họ không được vi phạm Luật Chứng khoán trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Dưới góc độ kiểm toán, bà Hoàng Thúy Nga, Trường phòng kiểm toán 5 - Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC nhìn nhận, khi các doanh nghiệp đã tham gia vào thị tường niêm yết, các doanh nghiệp còn cần phải hiểu rõ về quy định pháp lý cũng như quy định về tài chính, nếu không cũng chưa đủ điều kiện được niêm yết.
Nhấn mạnh đến yếu tố tầm nhìn, chiến lược và quản trị doanh nghiệp, ông Phan Quốc Huỳnh cho rằng, hiện nay chất lượng hàng hoá, hay các quy định về niêm yết ngày càng chặt chẽ hơn, minh bạch hơn. Việt Nam đang hướng đến việc nâng cao chất lượng hàng hoá trên sàn và hoàn thiện hành lang pháp lý theo chuẩn quốc tế. Do đó, để có thể lên sàn thành công, bản thân doanh nghiệp phải sạch sẽ, minh bạch, phải chuẩn ở các khâu.
Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao về tính minh bạch và cho các doanh nghiệp hiểu ý nghĩa của sự lành mạnh, lâu dài và bền vững khi phát triển, và nâng cao kiến thức cũng như nắm rõ các bước để đưa doanh nghiệp được lên sàn chứng khoán.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát
