Điểm sáng nông thôn mới
Đại hội có nhiệm vụ tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong 5 năm qua; tôn vinh, biểu dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước và đề ra phương hướng, nhiệm vụ đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong 5 năm tới, tạo động lực góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.
![]() |
“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã trở thành trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước |
Chương trình biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” là một trong những nội dung quan trọng của Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX. Và đây đã thực sự trở thành phong trào trọng tâm, nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước. Đó là nhìn nhận của Hội đồng thi đua khen thưởng quốc gia tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX.
Với việc triển khai sâu rộng, đồng bộ, nội dung phong phú và hình thức đa dạng, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã trở thành phong trào quần chúng, sâu rộng, hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Tính đến tháng 11/2015, cả nước có 1.121 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 13,5%), đến hết năm 2015 dự kiến có 1.500 xã (đạt 16,8%); nhiều tỉnh, thành phố có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao, như: Đồng Nai có 65/136 xã, TP. Hồ Chí Minh 54/56 xã, Hà Nội 166/386 xã. Các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc đạt trên 30% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới...
Từ thực tiễn triển khai trong thời gian qua, có thể khẳng định phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” là một chủ trương đúng đắn, cần thiết, hợp lòng dân, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của toàn xã hội.
Đến nay, phong trào đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ trong giai đoạn 1, đang tập trung triển khai giai đoạn 2 và nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả, phấn đấu đến năm 2020 có trên 50% số xã trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới.
Đặc biệt, ngành Ngân hàng là 1 trong 13 bộ ngành, tổ chức xã hội có những đóng góp lớn cho phong trào này. Như người đứng đầu ngành Ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng phát biểu, “Cái áo mà chúng ta may cho ngành nông nghiệp trong 30 năm qua đã chật. Cần phải có các cơ chế, chính sách mới thì mới giúp ngành nông nghiệp phát triển ở một trình độ cao mới trong một giai đoạn phát triển mới của đất nước…”.
Chính phủ cũng đã có đề án về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Quốc hội cũng đã thông qua Luật Hợp tác xã mới... Đó là các tiền đề hết sức quan trọng để tiến hành cải cách một cách sâu rộng, mạnh mẽ ngành nông nghiệp trong thời gian tới…
“Nhiệm vụ đảm bảo “ăn no, mặc ấm” chúng ta đã hoàn thành xuất sắc. Đã đến lúc phải làm cho người nông dân có thể làm giàu ngay trên mảnh đất của mình. Với tinh thần đó thì hệ thống NH của chúng ta đang tập trung mọi nỗ lực để sửa đổi lại các cơ chế chính sách trong hoạt động tín dụng để phục vụ tốt cho các mục tiêu quốc gia”, Thống đốc khẳng định. Tinh thần ấy đã được cụ thể hoá bằng Quyết định số 1555/QĐ-NHNN của NHNN về kế hoạch hành động của ngành NH thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Thực hiện tinh thần ấy, trong 5 năm qua NHNN đã triển khai một số cơ chế chính sách ưu đãi đối với các TCTD trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với TCTD cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Tái cấp vốn cho TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với mục tiêu, biện pháp điều hành chính sách tiền tệ, các khoản cho vay này được ưu tiên về thời hạn và nguồn vốn cho vay so với các lĩnh vực khác.
Bên cạnh đó, NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp, nông thôn với mức lãi suất thấp hơn 1-2%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác.
Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường đã giảm mạnh và duy trì ở mức hợp lý; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 9-10%/năm. Đây là yếu tố tích cực để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
NHNN cũng đã chỉ đạo các TCTD triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho DN và người dân tiếp cận nguồn vốn NH: Xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất của các khoản vay cũ; không thu lãi quá hạn; miễn, giảm lãi vốn vay trên cơ sở khả năng tài chính của TCTD; Căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho TCTD; Nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng để tăng cường cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục vay vốn, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn tại chi nhánh, phòng giao dịch của TCTD.
Để nắm bắt tình hình và xử lý khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng, NHNN đã tổ chức nhiều đoàn công tác do Thống đốc và Lãnh đạo NHNN làm trưởng đoàn, trực tiếp đến làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố, đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan liên quan của địa phương, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản phẩm tồn kho, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để có giải pháp xử lý kịp thời.
Tại địa phương, ngành NH đã tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình kết nối NH - DN để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng và có giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện vay vốn NH một cách hiệu quả.
Mặt khác, các TCTD đã tích cực thực hiện các hoạt động hỗ trợ tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn nông thôn. Đến nay, ngành NH đã hỗ trợ tại các địa phương trên 3.974 tỷ đồng, trong đó có một phần cho xây dựng nông thôn mới với nhiều hình thức như hỗ trợ bằng tiền để xây dựng cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa, xóa nhà tạm, nhà dột nát; hỗ trợ về thiết bị y tế, thiết bị dạy học...
Hiện đã có 49 TCTD đăng ký nhận hỗ trợ 44 tỉnh, 32 huyện và 149 xã xây dựng nông thôn mới với nhiều nội dung, tiêu biểu như: hỗ trợ kinh phí trang bị đồ dùng học tập cho trường học (Ngân hàng Mizuho TP. Hồ Chí Minh, Mizuho Hà Nội, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam); hỗ trợ địa phương xây dựng trường học, xây dựng nhà ở, nhà văn hóa xã, nhà sinh hoạt động đồng, trạm y tế (Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu);
Hỗ trợ các địa phương xóa nhà tạm cho hộ nghèo, xây dựng các công trình giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, hồ chứa nước cho đồng bào các huyện, xã vùng cao (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng TMCP Kiên Long).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng TƯ đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho 13 tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. HCM, Thái Nguyên, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bình Định, Lâm Đồng, Đồng Nai, Hậu Giang, Long An, Lào Cai, Lai Châu. Huân chương Lao động hạng Nhất cũng được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng cho 14 bộ, ban, ngành đoàn thể TƯ: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, Bộ LĐTB&XH, Ban Dân vận TƯ, Ủy ban TƯ MTTQ VN, Hội Nông dân VN, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình VN, Ngân hàng Nhà nước VN, Tập đoàn Dầu khí VN, Tổng công ty Xi măng VN, Tập đoàn Điện lực VN. |
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
