agribank-vietnam-airlines

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 31/7

P.L
P.L  - 
Tỷ giá trung tâm tăng 14 đồng, chỉ số VN-Index tăng mạnh 15,23 điểm hay cả nước có 13,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Bảy... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 31/7.
aa
Điểm lại thông tin kinh tế ngày 27/7 Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 24-28/7
Điểm lại thông tin kinh tế

Tin trong nước

Thị trường ngoại tệ phiên 31/7, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.758 VND/USD, tăng mạnh 14 đồng so với phiên cuối tuần trước.

Giá mua USD được giữ nguyên niêm yết ở mức 23.400 VND/USD, trong khi giá bán USD được niêm yết ở mức 24.895 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá.

Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá đô - đồng chốt phiên ở mức 23.686 VND/USD, tăng nhẹ 01 đồng so với phiên 28/7.

Tỷ giá đô - đồng trên thị trường tự do tăng 20 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch tại 23.650 VND/USD và 23.720 VND/USD.

Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ngày 31/7, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tăng 0,01 điểm phần trăm ở kỳ hạn qua đêm trong khi giảm 0,04 - 0,06 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần, đi ngang ở kỳ hạn 1 tháng so với phiên cuối tuần trước, cụ thể: qua đêm 0,24; 1 tuần 0,43%; 2 tuần 0,64% và 1 tháng 1,93%.

Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD tăng 0,01 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn, giao dịch tại: qua đêm 5,02%; 1 tuần 5,12%; 2 tuần 5,22%, 1 tháng 5,34%.

Lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp không thay đổi ở các kỳ hạn 3 năm và 5 năm trong khi giảm ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3 năm 1,72%; 5 năm 1,85%; 7 năm 2,14%; 10 năm 2,42%; 15 năm 2,64%.

Nghiệp vụ thị trường mở hôm qua, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu 3.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất giữ ở mức 4,0%. Phiên này không có khối lượng trúng thầu và không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố. NHNN tiếp tục không chào thầu tín phiếu.

Thị trường chứng khoán bắt đầu tuần mới đầy hứng khởi. Chốt phiên, VN-Index tăng mạnh 15,23 điểm (+1,26%) đạt 1.222,90 điểm; HNX-Index thêm 2,01 điểm (+0,85%) lên 239,55 điểm; UPCoM-Index nhích 0,44 điểm (+0,49%) lên mức 89,35 điểm. Thanh khoản thị trường tăng vọt với giá trị giao dịch gần 27.200 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 134 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong phiên hôm qua.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng Bảy, cả nước có 13,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước; có hơn 7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022; có 6.884 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 34,9% và tăng 30,3%; có 5.257 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 8,6% và tăng 19%; có 1.581 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 6,7% và giảm 10,5%.

Tính chung 7 tháng năm 2023, cả nước có 131,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 18,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 113,3 nghìn, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tin quốc tế

Văn phòng Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho biết GDP tại Eurozone tăng 0,3% so với quý trước trong quý II theo báo cáo sơ bộ, đảo chiều sau khi giảm 0,1% ở quý trước đó và tích cực hơn mức tăng 0,2% theo kỳ vọng.

Tiếp theo, về lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng CPI toàn phần tại khu vực này tăng 5,3% so với cùng kỳ trong tháng Bảy, thấp hơn mức 5,5% của tháng Sáu và khớp với dự báo. Tuy nhiên, CPI lõi vẫn tăng 5,5% so với tháng trước trong tháng vừa qua, đi ngang so với mức tăng của tháng trước đó và trái với dự báo hạ nhiệt nhẹ còn 5,4% so với cùng kỳ.

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng 2,0% so với tháng trước trong tháng Sáu sau khi giảm 2,2% ở tháng Năm, chưa đạt mức tăng 2,5% theo kỳ vọng. So với cùng kỳ năm 2022, sản lượng tháng Sáu vẫn suy giảm nhẹ khoảng 0,4%. Tiếp theo, doanh số bán lẻ tại nước Nhật giảm 0,4% so với tháng trước trong tháng Sáu tuy nhiên chưa sâu như mức tăng 0,7% theo dự báo. So với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ tháng 6 tăng 5,9% so với cùng kỳ.

Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc ở mức 49,3 điểm trong tháng Bảy, tăng nhẹ so với mức 49,0 điểm của tháng Sáu và đồng thời cao hơn mức 48,9 điểm theo dự báo. Tiếp theo, PMI lĩnh vực dịch vụ của nước này ở mức 51,5 điểm trong tháng vừa qua, giảm xuống từ mức 53,2 điểm của tháng Sáu và thấp hơn mức 52,9 điểm theo dự báo.

P.L
MSB Research

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Năm 2025 được xem là thời điểm bản lề trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng GDP tăng ít nhất 8%, vượt xa các dự báo thận trọng từ IMF, WB hay ADB. Để hiện thực hóa điều này, cải cách thể chế kinh tế trở thành nền tảng không thể thiếu.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data