Điểm lại thông tin kinh tế ngày 1/8
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 24-28/7 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 31/7 |
![]() |
Điểm lại thông tin kinh tế |
Tin trong nước
Thị trường ngoại tệ phiên 1/8, NHNN niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.757 VND/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với phiên đầu tuần.
Giá mua USD được Sở giao dịch NHNN giữ nguyên niêm yết ở mức 23.400 VND/USD, trong khi giá bán USD được niêm yết ở mức 24.894 VND/USD, thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá.
Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá đô - đồng chốt phiên ở mức 23.692 VND/USD, tăng nhẹ 6 đồng so với phiên 31/07.
Tỷ giá đô - đồng trên thị trường tự do giảm 10 đồng ở chiều mua vào và 20 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.640 VND/USD và 23.700 VND/USD.
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng ngày 1/8, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND giảm 0,02 - 0,05 điểm phần trăm ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tháng trong khi tăng 0,02 - 0,03 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần so với phiên đầu tuần, cụ thể: qua đêm 0,22; 1 tuần 0,45%; 2 tuần 0,67% và 1 tháng 1,88%.
Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD tăng 0,01 - 0,02 điểm phần trăm ở các kỳ hạn ngắn trong khi giảm 0,01 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 2 tuần và 1 tháng, giao dịch tại: qua đêm 5,04%; 1 tuần 5,13%; 2 tuần 5,21%, 1 tháng 5,33%.
Lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp không thay đổi ở kỳ hạn 3 năm trong khi tăng ở kỳ hạn 7 năm và giảm ở các kỳ hạn còn lại, cụ thể: 3 năm 1,72%; 5 năm 1,83%; 7 năm 2,15%; 10 năm 2,40%; 15 năm 2,63%.
Nghiệp vụ thị trường mở hôm qua, trên kênh cầm cố, NHNN chào thầu 3.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất giữ ở mức 4,0%. Phiên này không có khối lượng trúng thầu, không còn khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố. NHNN tiếp tục không chào thầu tín phiếu.
Thị trường chứng khoán có phiên đầu tháng 8 không mấy khả quan khi 2 chỉ số chính quay đầu điều chỉnh. Chốt phiên, VN-Index giảm 5,34 điểm (-0,44%) xuống 1.217,56 điểm; HNX-Index mất 0,20 điểm (-0,08%) còn 239,35 điểm; UPCoM-Index tăng 0,86 điểm (+0,96%) lên mức 90,21 điểm. Thanh khoản thị trường tăng lên mức cao nhất 15 tháng với giá trị giao dịch gần 30.100 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng gần 312 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong phiên hôm qua.
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh tăng đồng loạt giá xăng dầu kể từ ngày 1/8. Cụ thể, giá xăng E5RON92 tăng 1.152 đồng/lít, lên 22.791 đồng/lít; xăng RON95 tăng 1.171 đồng/lít, lên 23.963 đồng/lít; giá dầu diesel là 20.612 đồng/lít, tăng 1.112 đồng; dầu hỏa có mức giá mới là 20.270 đồng, tăng 1.081 đồng; dầu mazut tăng 810 đồng, có giá mới là 20.270 đồng/kg. Trong kỳ điều chỉnh lần này, cơ quan điều hành đã quyết định không trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu, đồng thời không chi Quỹ Bình ổn giá đối với xăng và dầu mazut; chi Quỹ Bình ổn giá đối với dầu điêzen ở mức 400 đồng/lít; đối với dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít.
Tin quốc tế
Viện quản lý cung ứng Mỹ ISM cho biết PMI lĩnh vực sản xuất tại nước này trong tháng Bảy ở mức 46,4%, tăng nhẹ từ mức 46,0% của tháng Sáu nhưng chưa đạt mức 46,9% theo dự báo.
Tiếp theo, tại thị trường lao động, nước Mỹ tạo ra 9,58 triệu việc làm trong tháng Bảy, thấp hơn một chút so vơi mức 9,62 triệu của tháng Sáu và cũng thấp hơn mức 9,61 triệu theo dự báo.
Cuối cùng, mức chi tiêu cho lĩnh vực xây dựng tại Mỹ tăng 0,5% so với tháng trước trong tháng Sáu, nối tiếp đà tăng 1,1% của tháng trước đó và gần khớp với mức tăng 0,6% theo dự báo.
S&P Global cho biết chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất tại Eurozone chính thức ở mức 42,7 điểm trong tháng Bảy, không điều chỉnh so với khảo sát sơ bộ. PMI chính thức tại nước Đức nói riêng trong tháng Bảy vẫn tiếp tục ở mức thấp 38,8 điểm như số liệu sơ bộ, đồng thời thấp hơn mức 40,6 điểm tháng trước đó.
Tiếp theo, trên thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone ở mức 6,4% trong tháng Sáu, trái với dự báo tiếp tục đi ngang ở mức 6,5% như kết quả thống kê tháng Năm.
Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) không thay đổi lãi suất chính sách tại cuộc họp tháng Tám. Trong cuộc họp ngày hôm qua, RBA nhận định lạm phát tại Úc đang hạ nhiệt, song mức 6% vẫn là quá cao. Cơ quan này dự báo lạm phát sẽ tiếp tục giảm tốc trong tương lai, chỉ tăng 3,25% trong năm 2024 và tiếp tục xuống trong mức mục tiêu 2,0% - 3,0% vào cuối năm 2025.
Cũng trong cuộc họp này, RBA quyết định giữ lãi suất chính sách đi ngang ở mức 4,10%, trái với dự báo tăng lên mức 4,35% của thị trường. RBA cẩn trọng thông báo có thể sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa nếu cần thiết, nhằm kiểm soát lạm phát về mục tiêu trong thời gian hợp lý. Các quyết định tiếp theo sẽ được RBA quyết định dựa trên dữ liệu triển vọng kinh tế vĩ mô và lạm phát.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư
