Dịch vụ tài chính - ngân hàng dẫn đầu xu hướng để phát triển
![]() |
Dịch vụ tài chính ngân hàng dẫn đầu xu hướng để phát triển |
Đa dạng các xu hướng dịch vụ
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Lê Thị Kim Nhung, Trưởng khoa Tài chính - Ngân hàng cho biết, phát triển các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ tài chính số nói riêng đang là xu thế không thể đảo ngược trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu đã và đang chịu tác động mạnh mẽ bởi đại dịch COVID-19. Việc ứng dụng nhiều hơn các công nghệ tiên tiến trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính sáng tạo được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng, trong đó có Việt Nam, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng cũng như phát huy lợi thế để phát triển kinh tế.
Trình bày tham luận tại hội thảo về xu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính, TS. Vũ Mai Chi (Học viện Ngân hàng) cho biết tại Việt Nam, xu hướng này đã được đề cập từ đầu những năm 1990, nhưng từ năm 2000 trở đi mới hình thành rõ nét cùng với quá trình tự do hóa và mở cửa thị trường, chủ yếu trong các lĩnh vực ngân hàng - bảo hiểm (Bancassurance), chứng khoán - ngân hàng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, quá trình tích hợp này diễn ra mạnh mẽ và rõ nét hơn, tạo ra các kênh phân phối dịch vụ tài chính đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sau quá trình tài cấu trúc, mua bán, sáp nhập, hiện có khoảng 74 công ty chứng khoán, trong đó có các công ty thuộc các ngân hàng như Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội…
Bên cạnh đó, xu hướng số hóa ngân hàng đã tạo ra nhiều đột phá cho dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Theo ThS. Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), phần lớn các ngân hàng Việt Nam đã triển khai ngân hàng số ở cấp độ chuyển đổi về quy trình và kênh giao tiếp, trong khi chuyển đổi về nền tảng dữ liệu mới được triển khai tại một số ngân hàng tiên phong. Hiện nay, các ngân hàng thương mại khá tích cực trong việc số hóa các hoạt động ngân hàng với 2 cách tiếp cận điển hình.
Đơn cử, nếu như Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) tập trung tăng cường trải nghiệm khách hàng, thu hút khách hàng bằng cách mở rộng tương tác với khách hàng thông qua các minigame thì Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) lấy khách hàng làm trung tâm, hiểu được hành vi khách hàng, tập trung vào việc số hóa quy trình vận hành và quy trình xử lý nội bộ trong ngân hàng. Quá trình tái tạo số sẽ thay đổi diện mạo của ngân hàng, tạo ra nhiều giá trị mới như trải nghiệm khách hàng tốt hơn; chất lượng vận hành, dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm chi phí vận hành; nhiều năng lực, dịch vụ sáng tạo hơn; an toàn bảo mật hơn, ThS. Phạm Xuân Hòe nói.
Đặc biệt, xu hướng phát triển dịch vụ tín dụng xanh trong bối cảnh mới cũng đã có nhiều bước tiến. TS. Đặng Thị Minh Nguyệt (Đại học Thương mại) cho biết, một số ngân hàng đã lồng ghép hoạt động tín dụng xanh trong chiến lược phát triển lược phát triển chung và đa phần đã quan tâm đến việc đánh giá rủi ro môi trường và xã hội, đặc biệt một số ngân hàng đã tham gia dự án có vốn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế.
Tạo đà cho phát triển bên vững
Dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua nhưng quá trình trình phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Cụ thể, xu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính gặp thách thức trong việc lựa chọn cấu trúc doanh nghiệp, thiếu kinh nghiệm tổ chức quản lý và giải quyết các xung đột văn hóa doanh nghiệp, khó khăn trong quản lý tài chính, xung đột lợi ích trong giao dịch với khách hàng và tạo ra những rủi ro lan truyền. Bên cạnh đó, vấn đề phức tạp về kỹ thuật thẩm định triển khai tín dụng xanh là trở ngại lớn nhất, tiếp đến những khó khăn về lợi nhuận, quy mô khoản vay và mức độ rủi ro…
Đối với xu hướng ngân hàng số, ThS. Phạm Xuân Hòe chỉ ra rằng, khuôn khổ pháp lý chưa đồng bộ, còn khuyết thiếu hoặc chồng chéo nên chưa đáp ứng được yêu cầu tạo thuận lợi để hệ thống ngân hàng thích ứng với bối cảnh số hóa. Số hóa với hệ sinh thái dịch vụ tài chính và nền tảng API mở tạo ra cơ hội và sức mạnh tổng hợp, nhưng cũng đặt ra nguy cơ là sự xuất hiện của các đối thủ mới, các công ty công nghệ tài chính lớn và các hoạt động ngân hàng nằm ngoài phạm vi các ngân hàng. Quá trình số hóa cũng tạo ra những thay đổi rất lớn về nhân lực khi khả năng giảm số lượng lớn lao động và đòi hỏi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là không thể tránh khỏi.
Nhằm phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng trong thời gian tới, ThS. Phạm Xuân Hòe đề xuất cần có quan điểm mở tạo hành lang pháp lý cho đổi mới sáng tạo, cân bằng giữa quản lý an toàn với đổi mới sáng tạo; xây dựng cơ chế kết nối mở chia sẻ dữ liệu và kết nối kinh doanh; cần định hình chiến lược kinh doanh khi chuyển đổi số theo kịch bản phù hợp với năng lực của từng tổ chức tín dụng; hoàn thiện các hệ thống hạ tầng kỹ thuật số quan trọng hỗ trợ giao dịch thương mại, tài chính trong kỷ nguyên số. Đồng thời, tận dụng công nghệ về đào tạo và đánh giá năng lực để giữ chân nhân tài, chú trọng thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp về quản trị rủi ro, an ninh, bảo mật, đảm bảo dữ liệu người tiêu dùng…
Ngoài ra, phát huy lợi thế của tín dụng xanh cũng là một trong những vấn đề được quan tâm trong thời gian tới. Theo đó, cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới có nhiều nét tương đồng với nước ta về việc tăng cường các hoạt động ngân hàng xanh trong nội bộ, thúc đẩy quản lý rủi ro môi trường ở cấp độ dự án đầu tư và danh mục tín dụng cũng như huy động vốn hiệu quả nhằm bảo vệ môi trường.
Tin liên quan
Tin khác

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng
