Đề xuất đầu tư cầu Cần Giờ và Thủ Thiêm 4 theo hình thức BT
![]() |
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4 |
Dự án cầu Cần Giờ và dự án cầu Thủ Thiêm 4 đã được UBND TP. Hồ Chí Minh đưa vào danh mục dự án ưu tiên thu hết đầu tư giai đoạn 2024-2025.
Trước đó, theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Liên danh Trung Nam Group - Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ đã nghiên cứu lập đề xuất Dự án đầu tư cầu Cần Giờ và đã bàn giao hồ sơ nghiên cứu để Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện báo cáo trình Hội đồng thẩm định TP. Hồ Chí Minh ngày 1/12/2023.
Dự án cầu Cần Giờ nối huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ dài 7,3 km, rộng 6 làn xe, tổng mức đầu tư 11.087 tỷ đồng.
Sở Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đề xuất đầu tư theo hình thức PPP hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Tại dự án BOT này, vốn ngân sách TP. Hồ Chí Minh dự kiến tham gia 49,6%, (tương đương 5.246 tỷ đồng) còn lại 50,3% do nhà đầu tư huy động.
Còn dự án Cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 7 và TP. Thủ Đức dài hơn 2 km với 6 làn xe. Cây cầu này sẽ được xây dựng theo hướng mở với nhịp chính có thể mở ra giúp tàu thuyền dễ dàng qua lại. Tổng mức đầu tư cầu Thủ Thiêm 4 là 6.030 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức PPP hợp đồng BOT, trong đó vốn ngân sách sẽ tham gia 2.826 tỷ đồng (tương đương gần 50% tổng mức đầu tư).
Trong văn bản gửi UBND TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tâm Thịnh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nam đề xuất, thành phố cho phép doanh nghiệp thực hiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức Hợp đồng BT được quy định tại Luật số 57/2024/QH15 ban hành ngày 29/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu.
Tập đoàn Trung Nam cho rằng, việc đầu tư cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4, theo hình thức hợp đồng BT tạo điều kiện cho TP. Hồ Chí Minh huy động nguồn lực tư nhân để phát triển các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm và giảm áp lực cho ngân sách thành phố khi không phải góp vốn nếu triển khai theo hình thức BT.
“Trungnam Group cam kết huy động nguồn lực tối ưu để triển khai hai dự án một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và trình hồ sơ ngay khi được UBND TP. Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương nhằm rút ngắn tiến độ và góp phần vào sự phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế xã hội của thành phố”, ông Thịnh cho biết.
Tin liên quan
Tin khác

Sẽ tháo gỡ triệt để nút thắt về nhà ở xã hội

Vista Residence Da Nang: Giá trị thặng dư bền vững hay “cơn sốt” nhất thời?

Siêu phẩm “hạng S” Vịnh Bình Minh: “Một tấc đất một tấc kim cương”

TP. Hồ Chí Minh thu hồi 230 ha đất để xây dựng 10 dự án phục vụ công cộng

HoREA: TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc, tái khởi động các dự án bất động sản

Dự án cải tạo, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm tăng lên hơn 17.000 tỷ đồng
Cơ chế đặc thù tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

TP. Hồ Chí Minh mở rộng Quốc lộ 13 nối Bình Dương
Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài
