TP.HCM: Xây dựng thương hiệu nông sản đặc sản Cần Giờ
Ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết 10 năm trở lại đây, Cần Giờ phát triển sản phẩm đặc biệt có giá trị là yến. Yến Cần Giờ được đánh giá là có chất lượng tốt hơn những khu vực khác. Đến nay, toàn huyện có khoảng 530 nhà yến, sản lượng khoảng 14 tấn yến/năm.
Năm 2019, mặt hàng xoài, yến, cá dứa của Cần Giờ đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
![]() |
Yến sào Cần Giờ được đánh giá cao và TP.HCM đang cho phép thí điểm xây dựng thương hiệu đặc sản này. |
“Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của người dân, Doanh nghiệp trên địa bàn và ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước để cụ thể hóa sản phẩm đặc trưng của Cần Giờ, có giải pháp bảo đảm nguồn cung - cầu bền vững, bảo vệ thương hiệu”, ông Triển nói.
Cần Giờ có diện tích tự nhiên bằng 1/3 diện tích toàn TP.HCM. Hiện trên địa bàn huyện có 43.000 ha đất cho sản xuất nông nghiệp, gồm 10.000 ha nuôi trồng thủy sản với sản lượng 30.000 tấn/năm. Sản phẩm yến sào Cần Giờ được đánh giá là chất lượng cao, có nhiều cơ hội phát triển thương hiệu. Nhiều nhà sản xuất yến sào lớn đã đăng ký mã vùng sản xuất tại Cần Giờ.
Ông Nguyễn Quách Nhi, Giám đốc kinh doanh ngành hàng thực phẩm tiêu dùng Tiki, cho rằng TP.HCM và Cần Giờ đang đứng trước cơ hội khuếch trương, phát triển thương hiệu tổ yến vì được đánh giá có chất lượng vượt trội. Yến sào Cần Giờ đã được TP.HCM cho phép thí điểm xây dựng thương hiệu đặc sản của thành phố. Nhiều nhà sản xuất yến sào lớn đã đăng ký mã vùng sản xuất tại Cần Giờ.
Các hệ thống phân phối trên địa bàn TP.HCM như SATRA, Central Retail, AEON, MM Mega Market… cam kết sẵn sàng tham gia từ đầu với nhà sản xuất và nông dân ở đây để hỗ trợ quản lý các khâu sản xuất, quản lý chất lượng để ra thị trường… Đại diện các hệ thống nhận định sản phẩm Cần Giờ không những có chất lượng tốt, mà còn có lợi thế trong vận chuyển về TP.HCM tiêu thụ.
Góp ý để Cần Giờ xây dựng đặc sản thương hiệu của địa bàn nói riêng cà của TP.HCM nói chung, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho rằng điểm yếu phổ biến hiện nay là sản lượng và các sản phẩm phần lớn đều do một chủ cá thể tâm huyết sản xuất, chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối các quy trình. Để tăng hiệu quả kinh doanh, phải hình thành và nâng cao thương hiệu và cần thêm nhiều giải pháp để nâng được giá trị khác biệt các sản phẩm.
“Với những lợi thế này, sản phẩm yến sào Cần Giờ đã được TP.HCM cho phép thí điểm xây dựng thương hiệu đặc sản của thành phố. Mục tiêu là xây dựng, phát triển yến sào Cần Giờ trở thành thương hiệu lớn của TP.HCM và Việt Nam. Chương trình xây dựng thương hiệu đặc sản Cần Giờ sẽ xây dựng cơ chế phối hợp các sở, ngành, doanh nghiệp sản xuất - thương mại, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử để tăng quảng bá và tiếp cận cho yến sào Cần Giờ, lấy kinh nghiệm tiếp tục triển khai với xoài, mật dừa nước, khô cá dứa...”, ông Phương nói.
Tin liên quan
Tin khác

Hướng đi mới trong phát triển thị trường carbon Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh nhân rộng mô hình nông nghiệp sinh thái

Hợp tác xã chuyển đổi xanh để bứt phá
![[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%](https://tbnhnew.mastercms.vn/stores/news_dataimages/2025/042025/11/14/220250411141315.jpg?rt=20250411141318?250411021821)
[Infographic] Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 13%

Kon Tum đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Ngư dân Thanh Hóa trúng mùa cá trích, thu nhập tăng cao

Phân bổ nguồn vốn đầu tư cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia tránh chồng chéo, dàn trải

Xuất cấp 1.453 tấn gạo cho 3 tỉnh dịp giáp hạt đầu năm 2025
