Để phát huy vai trò của trọng tài thương mại
Tại Việt Nam, báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI năm 2017 chỉ ra rằng hơn 92% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam không ưu tiên đưa các tranh chấp thương mại của họ ra tòa án để giải quyết. Điều đó càng chứng tỏ trọng tài là sự ưu tiên lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp.
Ngân hàng Thế giới cũng đánh giá cao chỉ số chất lượng giải quyết tranh chấp, chỉ số thực thi hợp đồng của Việt Nam. Trong thời gian qua, Việt Nam thường được đánh giá 7-8 điểm (thang điểm 10) trong xếp hạng toàn cầu. Chỉ số xử lý tranh chấp bằng trọng tài đóng góp 1/3 số điểm mà Việt Nam đạt được.
“Mỗi năm chúng tôi xử lý trên 300 vụ, trong đó 60% liên quan đến các giao dịch xuyên biên giới. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, chỉ đứng sau Singapore. Vì vậy, khuôn khổ pháp lý cần được sửa đổi sao cho tương đồng với các quy chuẩn quốc tế về trọng tài để Việt Nam hướng tới trở thành một trong những địa điểm trọng tài được lựa chọn cho các tranh chấp trong khu vực”, ông Lộc chia sẻ.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cũng thông tin thêm, nhận thức về hoạt động trọng tài đã được nâng lên đáng kể. Nhiều văn bản pháp luật cũng rất khuyến khích giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Gần đây nhất, dự thảo Bộ luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai, trong đó quy định rằng, các tranh chấp liên quan đến đất đai, ngoài phương thức truyền thống là tòa án, có thể lựa chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp đó.
Trong bối cảnh hiện nay, với sự gia tăng của hoạt động thương mại và đầu tư kinh doanh xuyên biên giới thì nhu cầu của doanh nghiệp về các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và đáng tin cậy cũng đang tăng cao. Thị trường trọng tài tại Việt Nam kể từ khi có Luật Trọng tài thương mại 2010 đến nay đã có hơn 10 năm hình thành và phát triển tương đối nhanh.
Nhiều chuyên gia mong đợi, thời gian tới, với sự hợp tác của cơ quan Chính phủ, các tổ chức, chuyên gia, Dự thảo Luật Trọng tài thương mại sửa đổi sẽ đáp ứng được các nhu cầu phát triển của thương mại trong tương lai. Đặc biệt, cần tiệm cận các quy chuẩn của Luật Mẫu UNCITRAL về trọng tài quốc tế, để trọng tài thương mại không chỉ chia sẻ gánh nặng với hệ thống tòa án, mà còn giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn hơn về trọng tài quốc tế.
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
