Đề nghị bỏ quy định phải đăng ký hợp đồng theo Mẫu
![]() | Đăng ký hợp đồng mẫu: Không phù hợp với thực tiễn hoạt động NH |
![]() | Bảo hiểm, Ngân hàng: Mong lùi áp dụng hợp đồng mẫu |
![]() | Phát hành thẻ ghi nợ nội địa là dịch vụ phải đăng ký hợp đồng mẫu |
Trong khi chị Nguyễn Kim Hoa (Long Biên, Hà Nội) hào hứng với việc vừa mở thẻ ghi nợ nội địa đồng thương hiệu Vietcombank-Aeon để vừa tiện nhà, vừa hưởng ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết của AEON Việt Nam cũng như sử dụng các dịch vụ thanh toán khác thì với chị Nguyễn Phương Loan (Linh Đàm), Hà Nội thì không hẳn vậy.
“Với thu nhập còm cõi của nhân viên bán hàng mình chẳng thiết tha với thẻ ghi nợ, nhiều lúc có cho vui chứ mình biết thẻ này chính là thẻ ATM được kết nối với tài khoản lương của mình tại ngân hàng. Chỉ một lần hứng chí tiêu quá tay một chút là các cháu lại đói sữa cả tháng ấy chứ”, chị Loan tâm sự.
Câu chuyện của hai người phụ nữ cho thấy, nhu cầu sử dụng thẻ ATM là có song sự cần thiết với mỗi người lại ở góc nhìn khác, có cũng tốt, không có cũng chẳng sao.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thế nên tới đây, khi thực hiện Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg, các ngân hàng lo ngại việc phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các dịch vụ Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng) mất rất nhiều thời gian, sẽ làm hạn chế cơ hội kinh doanh của họ.
Đại diện Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết, Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định khi các ngân hàng gửi hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ đăng ký không đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận (Bộ Công thương - Cục quản lý cạnh tranh) yêu cầu ngân hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
Ngân hàng có trách nhiệm bổ sung hồ sơ, tài liệu trong vòng 3 ngày làm việc. Và trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ thông báo về việc chấp nhận hay không chấp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc đăng ký còn có thể lâu hơn thế khiến các ngân hàng mất cơ hội cạnh tranh, cơ hội kinh doanh. Để minh chứng cho sự mất thời gian này, một ngân hàng cho biết, bộ hợp đồng thứ nhất, ngân hàng này đã gửi hồ sơ đăng ký lần đầu ngày 17/11/2015 nhưng nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký ngày 20/11/2015 và 23/11/2015 của Cục QLCT. Theo Sổ Công văn đến, 15/01/2016 ngân hàng mới nhận được Thông báo kết quả xử lý hồ sơ của Cục QLCT.
Khi chưa hoàn thiện hồ sơ, ngân hàng đã gửi hồ sơ đăng ký lại lần 2 vào ngày 29/1/2016, đến ngày 1/2/2016 nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhưng mãi đến ngày 31/3/2016, nghĩa là gần 2 tháng sau ngân hàng mới nhận Thông báo kết quả xử lý hồ sơ của Cục QLCT. “Thêm vào đó, khi các ngân hàng thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đều phải thực hiện đăng ký lại”, một ngân hàng cho biết thêm.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNB) thì cho rằng, các dịch vụ do ngân hàng cung cấp không phải là dịch vụ thiết yếu mà là những dịch vụ tài chính để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Trường hợp người tiêu dùng vay vốn cá nhân vài tỷ đồng để mua xe ô tô hay mua nhà… trong thời gian 15, 20 năm cũng là vay vốn nhằm mục đích tiêu dùng và cũng không thể coi đây là dịch vụ thiết yếu.
Thứ nữa, hiện nay, có rất nhiều ngân hàng để người tiêu dùng lựa chọn. Các thông tin về sản phẩm dịch vụ (chi phí, lãi suất…) đều được niêm yết công khai.Vì vậy, NTD có thể tự do lựa chọn ngân hàng có dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình để giao dịch.
“Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng rất đa dạng, nên không có mẫu hợp đồng nào chung cho tất cả các lọai sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Mặt khác khách hàng có quyền đề nghị sửa đổi nội dung thỏa thuận trong hợp đồng theo đúng quy định. Nếu phải đăng ký lại sẽ gây khó khăn cho khách hàng, ngân hàng mất cơ hội kinh doanh, tốn kém chi phí, rủi ro pháp lý”, VNBA cho hay.
Các chuyên gia ngân hàng thì cho biết, khi TCTD cung cấp các dịch vụ nêu trên cho khách hàng đã phải đáp ứng các điều kiện, quy định của Luật các TCTD, Luật NHNN và các quy định khác về hợp đồng trong các luật khác có liên quan như Luật Dân sự, Luật Thương mại… và quy định của NHNN về quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng, quy định về cho vay tiêu dùng, các quy định của NHNN về mở và sử dụng tài khoản, hoạt động thẻ…
Để thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng, mỗi TCTD cũng phải ban hành quy định, quy trình nội bộ để hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với quy định của Luật Các TCTD và phải tuân thủ các điều kiện chung về việc cung cấp dịch vụ và hợp đồng giao kết với khách hàng.
Việc cung ứng dịch vụ của các TCTD còn đặt dưới sự kiểm soát của Kiểm toán nội bộ, Ban kiểm soát của Hội đồng quản trị và Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng. VNBA đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép bỏ quy định phải đăng ký hợp đồng theo Mẫu tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg.
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
