agribank-vietnam-airlines

Để khai thác tiềm năng vô tận từ kinh tế số

Thái Hoàng
Thái Hoàng  - 
Báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” do AlphaBeta phát hành cho thấy, Việt Nam là quốc gia có nhiều cơ hội để hưởng lợi từ nền kinh tế số với 70% dân số dưới 35 tuổi có am hiểu về công nghệ, 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh và Việt Nam có nền kinh tế internet tăng trưởng nhanh thứ hai Đông Nam Á (sau Indonesia).  
aa
de khai thac tiem nang vo tan tu kinh te so

Công nghệ số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam

Báo cáo nhấn mạnh, nếu được tận dụng tối đa trong nền kinh tế, công nghệ số có thể đem lại hơn 1,733 triệu tỉ đồng (khoảng 74 tỉ USD) cho Việt Nam vào năm 2030, khoản tiền này tương đương 27% GDP của Việt Nam trong năm 2020. Dự kiến, các lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất là sản xuất, nông nghiệp và thực phẩm, giáo dục và đào tạo.

“Việc không dành nhiều quan tâm đến tác động của công nghệ số trong các lĩnh vực truyền thống ở Việt Nam như sản xuất sẽ dẫn đến rủi ro bỏ qua các tác động chuyển đổi của công nghệ. Công nghệ số được áp dụng vào các ngành truyền thống có tiềm năng cách mạng hóa cách thức hoạt động của doanh nghiệp”, báo cáo nhận định.

Theo đó, 8 công nghệ chủ chốt có tiềm năng đóng góp vào kinh tế số của Việt Nam bao gồm Internet di động, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ tài chính (fintech), Internet vạn vật (IoT), Viễn thám, Robot tiên tiến và Chế tạo đắp lớp (Additive Manufacturing).

“Dự kiến, các mô hình kinh doanh mới sẽ giúp tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất cho doanh nghiệp. Các công nghệ này có thể tạo nên giá trị kinh tế đáng kể đối với các doanh nghiệp và Chính phủ Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP”, báo cáo cho hay.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy việc áp dụng kỹ thuật số là rất thiết yếu để Việt Nam ứng phó và phục hồi trong cuộc khủng hoảng Covid-19 và sau đại dịch.

“Bằng cách hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng thông qua công nghệ số và giảm thiểu tắc nghẽn hậu cần (logistics) do gián đoạn chuỗi cung ứng, công nghệ có thể giúp doanh nghiệp kiểm soát các tác động nghiêm trọng của Covid-19. Ước tính khoảng 70% tổng cơ hội kỹ thuật số của Việt Nam (tương đương giá trị 1,216 triệu tỷ đồng hay khoảng 52 tỷ USD) có thể xuất phát từ những ứng dụng công nghệ như vậy”, báo cáo khẳng định.

Bức tranh tổng quan về thực trạng kinh tế số Việt Nam hiện nay, khả năng phát triển trong tương lai và những cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế số đã được đã được các chuyên gia đầu ngành phác thảo tại hội thảo trực tuyến “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam" sáng 18/10.

Nhận thấy rõ tiềm năng này từ kinh tế số, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông nhận định, trong bối cảnh bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, với vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho Đảng và Chính phủ, từ năm 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) nhằm hiện thực hóa những khát vọng, chủ trương, định hướng đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, thông qua các hoạt động hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ và mô hình kinh doanh, quản lý sáng tạo.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành đề án về mô hình kinh tế chia sẻ, chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là những vấn đề quan trọng, có ý nghĩa cấp thiết đối với nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế số của Việt Nam trong những năm tới.

Trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế, các tập đoàn lớn của thế giới để trao đổi, tham mưu đề xuất các vấn đề lớn về cơ chế, chính sách nhằm định hướng phát triển, tối ưu nguồn lực cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế số.

de khai thac tiem nang vo tan tu kinh te so
Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

3 trụ cột hành động, 4 nhóm nhân lực cần quan tâm

Phân tích thêm về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế số, ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng và Quản lý Chương trình kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư (Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) cho rằng số hoá là cách tốt nhất tăng năng suất lao động, giúp vận hành nền kinh tế hiệu quả.

Ông Jacques Morisset khuyến nghị, trong thời gian tới một số ngành nghề, lĩnh vực có thể biến mất, thị trường lao động có thể điều chỉnh. Việc áp dụng chuyển đổi số trong một số ngành nghề hướng tới nền kinh tế không cần tiếp xúc và trở thành nền kinh tế bậc cao, Việt Nam cần tập trung ưu tiên để khai thác chuyển đổi số: Nâng cấp kỹ năng số cho người lao động, Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, tăng cường khả năng tiếp cận và chia sẻ dự liệu.

Bên cạnh những tiềm năng, theo các chuyên gia về chuyển đổi số, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số rào cản trong khai thác lợi ích từ công nghệ số như: gỡ bỏ những trở ngại pháp lý, khả năng kết nối kỹ thuật số, thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng số, cần phải nâng cao chất lượng lãnh đạo, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số, cung cấp thông tin một cách minh bạch và cập nhật về xu hướng thay đổi của các ngành nghề, sự điều chỉnh của thị trường lao động.

Nghiên cứu do Liên minh Internet Á Châu thực hiện cũng cho thấy các quy định về nội địa hoá dữ liệu và bảo vệ dữ liệu kết nối chậm, tốc độ băng thông rộng trung bình của Việt Nam ước tính chậm hơn đáng kể so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Để vượt qua những rào cản, nắm bắt tối đa cơ hội số, báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam” đã đề xuất về 3 trụ cột hành động cần thiết để Việt Nam nắm bắt tối đa cơ hội số của đất nước:

Thứ nhất, phát triển hệ sinh thái công nghệ trong nước. Việt Nam có thể tiến xa hơn trong việc giải quyết những khoảng trống về phạm vi bao phủ của cơ sở hạ tầng số cũng như rào cản pháp lý mà các nhà lập trình trong nước đang phải đối mặt, giúp họ kinh doanh dễ dàng hơn.

Thứ hai, nâng cao kỹ năng số cho người lao động và sinh viên.

Thứ ba, cần hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp, phát triển một môi trường thuận lợi cho thương mại số. Điều này đòi hỏi thúc đẩy dòng dữ liệu mở, nới lỏng chính sách hạn chế về dữ liệu, khuyến khích khả năng tương tác của các khuôn khổ kỹ thuật số và giảm thiểu xung đột biên giới.

Đưa ra các khuyến nghị về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế số, Chủ tịch HĐQT FPT Telecom Hoàng Nam Tiến cho biết hiện nay, có 4 nhóm nhân lực mà Việt Nam cần đặc biệt quan tâm.

Nhóm thứ nhất là hàng triệu lao động trẻ trong lĩnh vực may mặc, da giày, lắp ghép linh kiện điện tử. Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ có hàng triệu lao động trẻ có nguy cơ mất việc làm bởi kinh tế số, gồm: 2,7 triệu công nhân may, hơn 1 triệu công nhân lĩnh vực giày da, hơn 1 triệu công nhân liên quan đến lắp ghép linh kiện điện tử. Về cơ bản, 70% số lượng trong nhóm công nhân này sẽ thất nghiệp trong vòng 10 năm tới. Lý do là bởi khi đó, người máy sẽ thay thế.

Nhóm thứ hai là cần phải hướng tới mục tiêu đào tạo 1 triệu công dân toàn cầu. Để làm được điều này cần đến vai trò nòng cốt của các trường đại học và các doanh nghiệp lớn. Đơn cử như FPT Telecom đang có khoảng 20.000 người làm việc cho thị trường Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Singapore. Điều này cho thấy mục tiêu có thể đạt được 1 triệu người trẻ Việt Nam cạnh tranh song phẳng với thế giới về công nghệ, về trình độ.

Nhóm thứ ba là đào tạo cho những người làm chủ, bao gồm cả các quan chức Nhà nước, các lãnh đạo địa phương và đặc biệt là chủ các doanh nghiệp, về việc sử dụng kỹ thuật số, sử dụng công nghệ.

Nhóm thứ tư là trẻ em. Việt Nam có gần 20 triệu học sinh, sinh viên. Thực tế này đòi hỏi đất nước phải đưa ra phương pháp giáo dục mới. Chẳng hạn như đợt dịch Covid-19 vừa qua cho thấy, cả thầy cô và học sinh phải thực hiện kỹ năng học trực tuyến.

“Chúng ta phải có thế hệ mới về đào tạo và vấn đề này không chỉ là việc của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo mà phải có sự tham gia của cả xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ”, ông Hoàng Nam Tiến khẳng định.

Thái Hoàng

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data