Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường mới
![]() | Triển vọng cho RCEP |
![]() | Hiệp định RCEP: Trung Quốc tham gia, Ấn Độ rút khỏi |
Đại dịch Covid-19 đã vừa phá vỡ kỷ lục với 3 triệu ca nhiễm bệnh được xác nhận tại Mỹ và hơn 13 triệu người nhiễm trên thế giới, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ trong thời gian dài hơn dự kiến khi các quốc gia này đã đẩy lùi kế hoạch mở lại nền kinh tế trong bối cảnh các trường hợp nhiễm mới có dấu hiệu gia tăng.
Covid-19 tiếp tục lan rộng tạo ra những tác động lớn đến kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến các chuỗi thương mại sản xuất trên toàn cầu. Những thị trường phát triển vốn là các thị trường xuất khẩu quan trọng cho máy móc điện tử, hàng may mặc và các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ở Đông Nam Á, nên dường như chắc chắn rằng thương mại khu vực sẽ chịu một cú hích lớn từ tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay.
![]() |
Các thành viên của RCEP đang cố gắng đưa nền kinh tế hoạt động trở lại bình thường |
Trong hoàn cảnh đó, toàn bộ chuỗi công nghiệp châu Á sẽ phải đối mặt với nhu cầu tất yếu phải điều chỉnh và khám phá các thị trường tiêu dùng mới để giảm bớt tác động của thương mại suy giảm tại các nền kinh tế phát triển. Do đó, tầm quan trọng và cần thiết của việc đẩy nhanh ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là các nước ở Đông Nam Á, ngày càng trở nên rõ ràng. Trong bối cảnh như vậy, một số nước tham gia RCEP như Thái Lan và Indonesia đã bày tỏ sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ RCEP và ký hiệp định trong năm nay, với hy vọng rằng sự hợp tác sẽ giúp các nền kinh tế phục hồi sau sự suy giảm thương mại và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng được kích hoạt bởi đại dịch.
Hiệp định RCEP được khởi động vào tháng 11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia) như một sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa các quốc gia thành viên và sáu quốc gia đối tác gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc - đều đã có các hiệp định thương mại tự do độc lập với ASEAN. Việc cùng tham gia RCEP sẽ thúc đẩy thương mại trong toàn nhóm bằng cách giảm thuế, chuẩn hóa các quy tắc và thủ tục hải quan và mở rộng tiếp cận thị trường, nhất là giữa các quốc gia không có thỏa thuận thương mại hiện có. Đây được đánh giá là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới bởi bao trùm một thị trường khổng lồ có quy mô 24,8 nghìn tỷ USD và hơn 2,3 tỷ người.
Trong bối cảnh dịch bệnh cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, các Bộ trưởng một mặt nhận thức rõ các thách thức đối với khu vực và mặt khác tái khẳng định quyết tâm ký kết Hiệp định RCEP tại Hội nghị Thượng định RCEP lần thứ 4 vào tháng 11/2020 theo chỉ đạo của Nhà Lãnh đạo các nước tham gia đàm phán Hiệp định RCEP. Đồng thời, các Bộ trưởng cũng nhất trí rằng việc ký kết RCEP trong năm 2020 sẽ phát đi tín hiệu về việc các nước tham gia đàm phán ủng hộ hệ thống thương mại đa phương, tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực, từ đó góp phần khôi phục lại các hoạt động kinh tế, thiết lập trạng thái bình thường mới trong toàn khu vực.
Tuy nhiên, các nguồn tin chính thức hàng đầu từ Ấn Độ cho biết, Ấn Độ sẽ không tham gia bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mà Trung Quốc là thành viên do căng thẳng biên giới gần đây giữa hai nước. Nếu Ấn Độ không thay đổi quyết định và không quay trở lại các cuộc đàm phán RCEP, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến việc ký kết hiệp định thương mại tự do đa phương này, vì lựa chọn thúc đẩy RCEP mà không bao gồm Ấn Độ có thể được chấp nhận đối với 15 thành viên còn lại của RCEP. Đại dịch Covid-19 thực sự đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và trật tự thương mại thế giới, một điều không thể giải quyết chỉ bởi một quốc gia. Đó là lý do tại sao chuỗi công nghiệp châu Á cần một hiệp định thương mại cùng có lợi hơn bao giờ hết và không có thời gian để lãng phí.
Mặc dù vậy, do Ấn Độ vẫn luôn là một thành viên quan trọng trong đàm phán Hiệp định RCEP kể từ khi khởi động vào năm 2012 và việc tham gia của Ấn Độ sẽ đóng góp cho sự tiến bộ và thịnh vượng chung của toàn khu vực nên Hiệp định RCEP vẫn tiếp tục mở để Ấn Độ có thể tham gia trong thời gian về sau.
Các nền kinh tế thành viên của RCEP đang cố gắng kiểm soát dịch bệnh và đưa nền kinh tế hoạt động trở lại bình thường, đồng thời tiếp tục chương trình nghị sự mở cửa, dự kiến sẽ mang lại lợi ích hơn nữa cho các nền kinh tế châu Á trong khuôn khổ RCEP trong tương lai. Ngay cả với hiệp định RCEP, chuỗi công nghiệp châu Á vẫn sẽ gặp phải những thách thức và khó khăn trong giai đoạn chuyển tiếp sắp tới. Vì vậy, việc chuẩn bị vẫn rất cần thiết cho một số tổn thất kinh tế tạm thời có thể xảy ra.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
