agribank-vietnam-airlines

Đẩy mạnh hợp tác phát triển đô thị bền vững

Hải Yến
Hải Yến  - 
Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) vừa ký thỏa thuận hợp tác để hỗ trợ các đô thị Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi tác động của biến đổi khí hậu.
aa

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng và ông Philippe Orliange - Giám đốc Điều hành toàn cầu của AFD ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Xây dựng và AFD dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và ông Nicolas Warnery - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam và Giám đốc quốc gia AFD Việt Nam Herve Conan.

Thỏa thuận hợp tác sẽ đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác truyền thống trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển đô thị bền vững và tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi, đặc biệt là việc thúc đẩy thực hiện COP26 (Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu) thông qua hợp tác và triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật về phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển đô thị thông minh và đầu tư phát triển đô thị.

day manh hop tac phat trien do thi ben vung

Theo đó, nội dung ưu tiên hợp tác trong giai đoạn 2022-2023 sẽ thúc đẩy thực hiện các cam kết tại COP26 thông qua nghiên cứu hoàn thiện các chính sách pháp luật về quản lý phát triển đô thị, tổng kết các kinh nghiệm, thí điểm các mô hình phát triển đô thị thích ứng và tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo.

Trong giai đoạn tiếp theo 2024-2027 sẽ thực hiện các nghiên cứu kỹ thuật lồng ghép các yếu tố thích ứng biến đổi khí hậu, cac-bon thấp, phát triển đô thị bền vững, rà soát các tiêu chuẩn, tiêu chí về quy hoạch, quản lý phát triển đô thị thích ứng biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng. AFD sẽ hỗ trợ chuyên gia, các nguồn hỗ trợ không hoàn lại và trao đổi kỹ thuật.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, Việt Nam có 826 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa 40%. Đô thị tại Việt Nam có động lực phát triển rất lớn, tạo ra 70% GDP của Việt Nam.

Tuy nhiên, các đô thị của Việt Nam đang phải đối diện với rất nhiều thách thức trước nguy cơ nước biển dâng, ngập lụt, lũ lụt, lũ ống, lũ quét, xâm nhập mặn, hạn hán, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng ở các đô thị rất lớn. Tất cả các vấn đề này tạo ra thách thức rất lớn trong phát triển đô thị bền vững.

Chính vì vậy, theo chỉ đạo chung cũng như thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26 sẽ hướng tới phát triển bền vững, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, các đô thị Việt Nam sẽ theo hướng phát triển này.

Gần đây nhất, Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thể hiện quan điểm chỉ đạo thống nhất phát triển đô thị Việt Nam cũng dựa trên nền tảng phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu bên cạnh phát triển theo bề rộng và phát triển kinh tế đô thị.

Cũng tại Hội nghị, ông Philippe Orliange - Giám đốc điều hành toàn cầu của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) phát biểu, hoạt động của AFD tại Việt Nam hoàn toàn phù hợp với những ưu tiên hợp tác của Chính phủ Pháp tại Việt Nam. Hiện tại, AFD cũng định hướng các hoạt động của mình nhằm thực hiện các cam kết của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Nhiệm vụ hoạt động của AFD tại Việt Nam có 3 định hướng chính: Hỗ trợ Việt Nam có mức phát thải carbon thấp, hỗ trợ cho các đô thị trong quá trình phát triển bền vững và hỗ trợ cho chính sách công của Chính phủ Việt Nam để Việt Nam có sự chuyển mình trong việc thực hiện những cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.

Ông Philippe Orliange nhấn mạnh, sự đóng góp vào chính sách công của Chính phủ Việt Nam là mối quan tâm hàng đầu của AFD. Mục tiêu tham vọng này phù hợp với bối cảnh có sự trao đổi tích cực giữa Bộ Xây dựng và AFD.

Sự phát triển đô thị đã có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân cũng như là tạo thuận lợi cho người dân được tiếp cận các dịch vụ cơ bản như cấp thoát nước, xử lý môi trường… tạo ra cơ sở hạ tầng rất vững chắc cho sự phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, sự đô thị hóa cũng có khả năng gây ra một số rủi ro nhất định, khiến cho các đô thị dễ tổn thương hơn. Từ đó, đặt ra vấn đề làm sao đạt được sự dung hòa trong tăng trưởng đô thị đáp ứng yêu cầu bảo vệ người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các đô thị và các địa phương nói chung cần có sự hỗ trợ tích cực của Bộ Xây dựng để có thể áp dụng, triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp giảm thiểu, thích ứng được với tác động của biến đổi khí hậu…

Ông Nicolas Warnery - Đại sứ Pháp tại Việt Nam đánh giá, cam kết của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tại COP26 sẽ là đóng góp rất lớn cho những nỗ lực toàn cầu về biến đổi khí hậu và Chính phủ Pháp mong muốn hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện cam kết này, làm sao cụ thể hóa cam kết này thành các dự án cụ thể ở các địa phương để người dân Việt Nam được hưởng lợi từ cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26.

Ông Nicolas Warnery cũng cho biết, vấn đề biến đổi khí hậu ở Việt Nam thời gian qua đã đề cập đến rất nhiều sự sụt lún của ĐBSCL hay những vấn đề liên quan đến xói lở bờ biển, nhưng rất ít khi đề cập đến những tác động của biến đổi khí hậu đến các đô thị, trong khi các đô thị là nơi tập trung đến 40% dân số Việt Nam và tạo ra 70% GDP, và hơn nữa chính các đô thị là nơi chịu tác động lớn nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu nên chúng ta sẽ phải tập trung phần lớn những nỗ lực của chúng ta cho sự phát triển bền vững của các đô thị.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đánh giá cao những cam kết của AFD trong nội dung hợp tác cùng Bộ Xây dựng thời gian tới, trong đó tập trung thúc đẩy thực hiện cam kết tại COP26 của Việt Nam với mục đích cải thiện khả năng chống chịu, phục hồi của các đô thị Việt Nam trước biến đổi khí hậu.

"Tôi tin tưởng rằng, trên cơ sở bản ghi nhớ ký kết hôm nay, hai bên sẽ tiếp tục có các quan hệ hợp tác thiết thực các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng như quy hoạch xanh, giảm phát thải khí nhà kính, carbon thấp, công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng, phát triển hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chia sẻ.

Hải Yến

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội tăng trưởng ấn tượng

Thị trường bất động sản bán lẻ Hà Nội quý I/2025 đang trên đà khởi sắc rõ rệt, ghi nhận mức hấp thụ ròng diện tích bán lẻ cao so với quý trước, cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường. Giá thuê tại khu vực trung tâm cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng chú ý.
Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Phát triển nhà ở xã hội: Tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư có phải là giải pháp căn cơ?

Nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH) tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu về loại hình nhà ở giá rẻ này ngày càng bức thiết. Để khơi thông nút thắt, Bộ Xây dựng đề xuất nâng mức lợi nhuận tối đa cho chủ đầu tư NƠXH từ 10% lên 13%. Động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đầu tư và hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ NƠXH, nhưng liệu đây có phải là giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu an cư của người thu nhập thấp?
Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: Sức cầu ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Theo nghiên cứu của Công ty DKRA, trong quý 1/2025, thị trường bất động sản nhà ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức cầu ở một số phân khúc so với cùng kỳ năm trước.
Niềm tin người mua nhà được củng cố

Niềm tin người mua nhà được củng cố

Tại cuộc họp về Tiêu điểm Thị trường Bất động sản quý 1/2025 diễn ra mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Trưởng bộ phận tiếp thị Nhà ở CBRE Việt Nam nhận định, ba tháng đầu năm 2025, nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục hạn chế, với 350 căn hộ và 58 căn nhà phố, biệt thự xây sẵn mở bán mới.
Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Thế hệ trẻ nan giải bài toán an cư

Trong khi thị trường bất động sản liên tục thiết lập những đỉnh giá mới, bỏ xa tốc độ tăng trưởng thu nhập, thế hệ trẻ đang phải đối mặt với bài toán an cư ngày càng nan giải.
Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Lừa đảo mua nhà ở xã hội: Cẩn thận tiền mất, tật mang

Là mái ấm mơ ước của nhiều người thu nhập thấp, nhưng nhà ở xã hội đang trở thành “miếng mồi béo bở” cho những kẻ lợi dụng sự cả tin của người dân để trục lợi. Thời gian gần đây, tại TP. Đà Nẵng, nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi đã bị phát hiện, cho thấy thực trạng đáng lo ngại trong giao dịch nhà ở xã hội…
“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

“Kiềng ba chân” bảo chứng cho lợi thế kinh doanh vững chắc tại Asia Vibe

Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Mở ra cơ hội cho người trẻ mua nhà

Nhiều lao động trẻ hiện nay vẫn loay hoay với bài toán làm sao có thể sở hữu cho mình căn nhà đầu tiên khi chưa đáp ứng được điều kiện mua nhà ở xã hội và cũng chẳng đủ khả năng tài chính để mua nhà ở thương mại.
Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Sốt đất ảo tại Quảng Nam, chính quyền tăng cường kiểm soát

Những ngày gần đây, thị trường bất động sản tại Quảng Nam, đặc biệt là khu vực giáp ranh TP. Đà Nẵng, đang nóng lên bất thường trước tin đồn về việc sáp nhập hai địa phương. Giá đất tại một số khu vực thuộc thị xã Điện Bàn tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ sốt ảo, thổi giá.
Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data