agribank-vietnam-airlines

Đầu tư nông nghiệp hữu cơ sáng hơn

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Chính phủ chỉ đạo các địa phương bố trí ngân sách để thực hiện các dự án nông nghiệp hữu cơ. Trong khi đó, nhiều tập đoàn kinh tế và quỹ tài chính cũng đã bắt đầu vào cuộc đầu tư nông nghiệp hữu cơ ở các tỉnh, thành.
aa

Tích hợp nhiều chính sách ưu đãi

Cuối tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030.

Với đề án trên, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam cơ bản trở thành quốc gia có trình độ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới. Theo đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hữu cơ chiếm 1,5-2% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn quốc, tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hữu cơ chiếm 1-2% trên tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi; tỷ lệ phân bón hữu cơ sử dụng trong nông nghiệp tăng khoảng 15% so với mức 3 triệu tấn ở thời điểm hiện tại.

Đầu tư nông nghiệp hữu cơ sáng hơn
Đầu tư kinh doanh nông sản hữu cơ đang là lựa chọn của nhiều DN trẻ khởi nghiệp

Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ yêu cầu các địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai, hạ tầng, giống, công nghệ để phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, cần bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các dự án nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.

Riêng với ngân sách Trung ương, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính sắp xếp bố trí nguồn vốn thông qua việc hỗ trợ xây dựng các dự án; lồng ghép nguồn vốn ngân sách từ các chương trình mục tiêu quốc gia và kinh phí dành cho khoa học công nghệ, đồng thời tận dụng các nguồn vốn ODA để triển khai các dự án trọng điểm.

Để khuyến khích các DN, hợp tác xã và người dân đầu tư mạnh mẽ vào các mô hình nông nghiệp hữu cơ, Chính phủ thống nhất áp dụng những chính sách ưu tiên nguồn vốn cho các mô hình nông nghiệp hữu cơ như đã được quy định trước đó tại Nghị định 109/2018.

Cụ thể, các địa phương sẽ được ngân sách Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ. Các mô hình, dự án nông nghiệp hữu cơ sẽ được hỗ trợ 100% chi phí cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các dự án nông nghiệp hữu cơ cũng sẽ được ngân sách khuyến nông hỗ trợ kinh phí tập huấn, kinh phí đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thức ăn chăn nuôi… tùy theo từng loại hình sản phẩm.

Các dự án đồng loạt khởi động

Quan sát cho thấy, trước khi Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 được phê duyệt thì từ đầu năm 2019 với việc Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP về khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ và các Thông tư hướng dẫn liên quan thì hầu hết các địa phương đều đã ra nghị quyết riêng về thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại các địa bàn thuộc phần quản lý của mình.

Ghi nhận tại các tỉnh phía Nam cho thấy, trong năm 2019 hầu hết các tỉnh, thành như TP.HCM, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang… đều đã đưa ra những Nghị quyết về ưu tiên, khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ.

Tại TP.HCM, ngay sau khi Nghị định 109/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, Tập đoàn nông nghiệp Quế Lâm đã tập trung đẩy mạnh phát triển mạnh liên kết sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với mô hình liên kết khép kín bằng việc hợp tác với hàng chục DN tại nhiều tỉnh, thành. Cùng thời điểm, các DN sản xuất thương mại nông sản hữu cơ như: HTX Nấm Việt, CTCP Vinamit… cũng đã đồng loạt đầu tư các dự án sản xuất lớn tại Củ Chi và Nhà Bè với số vốn hàng chục tỷ đồng. CTCP Đầu tư Organica cũng đã nhận được nguồn đầu tư từ Quỹ SEAF (Hoa Kỳ) để phát triển mạnh chuỗi siêu thị thực phẩm hữu cơ tại TP.HCM và các tỉnh thành lân cận.

Tại Vũng Tàu và Lâm Đồng, theo thông tin từ Sở NN&PTNT tại các địa phương này, hàng loạt các dự án nông nghiệp hữu cơ lớn đều đã được các DN khởi động. Theo đó, có khoảng 1,6 ha tại huyện Long Điền, Xuyên Mộc (Vũng Tàu) đã được các DN đầu tư phát triển các mô hình trồng hồ tiêu, ca cao và bưởi sạch hữu cơ. Trong khi đó, tại Lâm Đồng, các DN như Công ty TNHH Jan’s (huyện Lạc Dương) Công ty TNHH Univer Farm Organics (huyện Đơn Dương) và 6 DN khác cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào diện tích khoảng 32 ha để sản xuất nông sản hữu cơ gắn với sơ chế, chế biến tại chỗ theo quy trình HACCP của châu Âu.

Ghi nhận rộng hơn cho thấy, hiện nay Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và CTCP Đầu tư Saigon Peninsula đã cùng với các đối tác huy động khoảng 200 tỷ đồng để thực hiện Chương trình Khởi nghiệp xanh trên quê hương Việt Nam có sự phối hợp với Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ và Liên minh HTX Việt Nam. Nguồn vốn này sẽ được các bên tài trợ cho những dự án sản xuất - kinh doanh nông sản hữu cơ của thanh niên lập nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay tại Bến Tre và Đồng Tháp, tổ chức Seed to Table – một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản cũng đã đầu tư 55.000 USD (mỗi tỉnh) để phát triển các dự án nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2019-2022. Các dự án nằm trong chương trình sẽ được hỗ trợ về kinh phí xây dựng mô hình, quy trình sản xuất, hỗ trợ một phần về chi phí giống, chi phí chăm sóc và quảng bá tiêu thụ sản phẩm.

Như vậy, có thể nói đến thời điểm hiện nay, hoạt động đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ đã bắt đầu được các địa phương chú trọng và khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư ở tất cả các khâu đoạn. Ngoài sự đầu tư của các DN, tập đoàn lớn như: T.H, Hòa Phát, Vinamilk, FPT đã diễn ra từ một vài năm trước thì hiện nay nông nghiệp hữu cơ đã bắt đầu thu hút thêm cả các DNNVV, các quỹ tài chính trong nước và quốc tế. Đặc biệt, xu hướng liên kết khép kín trong việc sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông sản hữu cơ hiện nay đã khá phổ biến và thu hút được hàng trăm hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và các chuỗi siêu thị tiện lợi tham gia. Diễn biến này cho thấy, làn sóng đầu tư nông nghiệp sạch đã bắt đầu khởi sắc và nguồn lực để đầu tư các mô hình nông nghiệp hữu cơ đang được đa dạng hóa và còn nhiều kỳ vọng để tăng trưởng.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Tiên phong trong nhận ủy thác vốn tín dụng chính sách

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh TP. Hà Nội, tính đến cuối tháng 2/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt 16.794 tỷ đồng với 269.415 khách hàng đang vay vốn, tăng 227 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội chiếm trên 99,9%, với sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Hà Nội tăng tốc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND, đặt nền móng cho chiến lược phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố đến năm 2030. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của Thủ đô.
Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Người dân đổi đời nhờ ngân hàng

Trên những triền đồi ở xã Tây Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, những vựa cam chín vàng óng ánh dưới nắng sớm, tỏa hương thơm dịu ngọt hứa hẹn mang đến một vụ mùa bội thu. Cũng từ nơi đây, cam Cao Phong đã theo những chuyến xe tỏa đi muôn nơi.

Sản phẩm OCOP rộn ràng vào vụ Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, cả nước lại rộn ràng chuẩn bị cho mùa lễ hội quan trọng trong năm. Hòa vào không khí đó, các chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP ở khu vực miền Trung cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm, tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp này.

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống.

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.

“Mỏ vàng xanh” đang dần lộ diện ở Gia Lai

Gia Lai, một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đang dần trở thành điểm sáng thu hút các dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao. Có được kết quả khả quan đó, chính nhờ sự nỗ lực của địa phương trong việc tập trung khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên và xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn có 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích lên tới gần 3.500 ha.

Băn khoăn nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới

Nhân lực chất lượng cao chính là “chìa khóa” để nâng tầm chương trình xây dựng nông thôn mới tại Bắc Trung Bộ cũng như ở các khu vực khác, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

QTDND Thọ Nghiệp: Điểm tựa giảm nghèo, phát triển nông thôn mới

30 năm hình thành và phát triển (1994-2024), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã phát huy làm tròn được sứ mệnh và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước giao cho đó là kênh tín dụng ngân hàng của dân, hoạt động vì lợi ích của các thành viên, góp phần xóa bỏ và ngăn chặn tệ nạn hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi trong quần chúng nhân dân địa phương.

Vinh danh nhiều dự án khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp

Hàng chục dự án khởi nghiệp của thanh niên liên quan đến các giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi xanh nền kinh tế nông nghiệp sẽ được vinh danh và hỗ trợ kết nối đầu tư nhân rộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data