Đầu tư lớn vào quảng cáo trên mạng xã hội
![]() | Hãy nâng cao bài toán thương hiệu |
![]() | Quản trị tài chính và xu hướng marketing hiện đại |
![]() | PR đen - một chiêu thức tung tin đồn |
Sự bùng nổ của internet và các sản phẩm công nghệ như máy tính, điện thoại di động làm tăng số lượng người tham gia các mạng xã hội lớn hơn. Các DN cũng chuyển hướng từ quảng cáo truyền thống đổ tiền sang quảng cáo trực tuyến trên facebook, google, youtube.... Theo Hiệp hội TMĐT Việt Nam, hiện các DN lựa chọn quảng cáo trên các mạng xã hội đang chiếm đến 70% và thời gian tới còn xu hướng tăng do hiệu quả cao hơn.
Theo nghiên cứu của Nielsen, trong thời đại kinh tế số hiện nay không chỉ có các cá nhân, hộ gia đình, DNNVV mà nhiều doanh nghiệp lớn đã tích cực sử dụng mạng xã hội để tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Ở Việt Nam, mạng xã hội đang hỗ trợ tích cực các hoạt động cung cấp thông tin về người bán, sản phẩm vụ dịch vụ, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Qua khảo sát cho thấy mạng xã hội tiếp tục là kênh tiếp thị phổ biến nhất của các doanh nghiệp. Năm 2019, doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam ước khoảng 648 triệu USD, trong đó Facebook chiếm 275 triệu USD, Google 174,9 triệu USD, các đơn vị trong nước chiếm chỉ 180,9 triệu USD.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đánh giá của VECOM cho thấy, quảng cáo trên mạng xã hội đang là giải pháp truyền thông hiệu quả nhất dành cho DNNVV với chi phí phù hợp. Qua khảo sát cho thấy nhiều DN trong các lĩnh vực như thẩm mỹ viện, nha khoa, cửa hàng thực phẩm… đã chi ra khoảng chi 25 - 30% doanh thu cho các hoạt động quảng cáo trực tuyến. Anh Vũ Đức Trường, Giám đốc CTCP Thương mại và Kỹ thuật Hoàng Trường (Hà Nội) cho biết, là DNNVV nên việc đầu tư chi phí cho quảng cáo không nhiều. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của mạng xã hội, DN buộc phải dành một khoản chi phí không nhỏ cho việc chạy quảng cáo trên facebook và google. Việc DN chạy quảng cáo trên mạng xã hội cũng đã đem lại hiệu quả không nhỏ khi mà hoạt động kinh doanh và kết nối với khách hàng cũng tăng lên. Hiện nay rất nhiều các DN đều có những cạnh tranh và đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và lựa chọn hình thức quảng cáo trên các mạng xã hội. Đây thực sự là kênh quảng bá và bán hàng rất hiệu quả đối với DN hiện nay, anh Trường nhấn mạnh.
Trên thực tế, ngân sách dành cho quảng cáo của các DN trong những năm gần đây có sự dịch chuyển mạnh từ các phương thức truyền thống sang trực tuyến. Điều này diễn ra rõ nhất ở những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như các trung tâm thương mại, sàn TMĐT, lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, bán lẻ thiết bị di động, vé máy bay… Theo thống kê, các sàn TMĐT ở Việt Nam như Lazada, Shopee, Tiki… đã dành một khoản chi phí rất lớn để chạy đua quảng cáo, nhận diện thương hiệu trên các mạng xã hội. Đại diện CTCP Công nghệ Sen Đỏ cho biết, để đẩy mạnh hoạt động bán hàng và các chương trình khuyến mãi, đơn vị luôn phải chi khoản tiền thường xuyên cho việc chạy quảng cáo với nhiều chiến dịch tùy vào chương trình. Không những vậy, DN còn phải chi tiền cho việc sản xuất các chương trình quảng cáo từ baner, video, phát sóng trực tiếp livestream… Trong bối cảnh cạnh tranh rất lớn của các DN, đơn vị nào truyền thông, quảng cáo tốt sẽ chiếm được ưu thế. Chính vì vậy không ít DN không tiếc chi tiền để có thể giành lợi thế trước các đối thủ trong hoạt động quảng cáo, truyền thông trên mạng xã hội.
Có thể thấy, sự phát triển và “bùng nổ” của các nền tảng online đã giúp cho bức tranh quảng cáo số của thị trường Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong năm 2019 các nhà quảng cáo chi khoảng 284 triệu USD cho quảng cáo trực tuyến. Mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm vẫn là hai nền tảng được doanh nghiệp đánh giá là đem lại hiệu quả cao trong hoạt động quảng bá trực tuyến với tỷ lệ tương ứng là 52% và 40%. Trong nhiều năm liền, Facebook luôn dẫn đầu là kênh doanh nghiệp tin dùng nhiều nhất để hỗ trợ quảng cáo website/ứng dụng di động trong công ty. Các DN Việt Nam cũng đã dành nguồn chi lớn cho quảng cáo trực tuyến.
Theo nhận định của VECOM, trong vòng bốn năm trở lại đây, xu hướng quảng cáo trực tuyến thông qua hai nền tảng là mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm đang tăng trưởng mạnh vượt qua các phương thức cũ, đặc biệt là mạng xã hội với tỷ lệ đánh giá hài lòng của người dùng đang tăng cao và chưa có dấu hiệu chững lại.
Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch VECOM cho rằng, người tiêu dùng hiện nay rất nhanh nhạy với các kênh thương mại điện tử, trải nghiệm mua sắm, tìm kiếm thông tin sản phẩm... Bởi vậy các DN cũng đã tận dụng lợi thế lớn để đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội. Đây cũng là xu hướng mới, phù hợp với thị trường, thúc đẩy tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 và ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, hiệp hội cũng sẽ quan tâm hơn đến các vấn đề pháp lý liên quan đến quảng cáo (đặc biệt là quảng cáo trong một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) tạo môi trường thuận lợi cho các DN tham gia.
Theo số liệu từ Công ty cổ phần Giải pháp quảng cáo trực tuyến ANTS, chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt hơn 600 triệu USD. Trong đó, hai gã khổng lồ là Google và Facebook đã chiếm đến gần 70% thị phần. Cụ thể, quảng cáo trên Facebook chiếm 275 triệu USD, Google 174,9 triệu USD. |
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
