agribank-vietnam-airlines

Đầu tư cho văn hóa bằng chính sách thuế

Hà Thư
Hà Thư  - 
Câu chuyện có nên tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) với hoạt động văn hóa, thể thao từ mức 5% lên 10% hay không, đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số ý kiến cho rằng ngành công nghiệp văn hóa vốn còn non trẻ ở Việt Nam sẽ khó phát triển nếu có thêm “rào cản” vì thuế.
aa

Bằng cách hỗ trợ văn hóa qua các chính sách thuế hợp lý, chúng ta đang đầu tư vào nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng một cộng đồng văn hóa mạnh mẽ, đa dạng và phát triển bền vững… Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang là chủ đề quan tâm của những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa. PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định, thuế nói chung, thuế VAT nói riêng có ý nghĩa lớn đối với phát triển văn hóa. Từ nguồn thu ngân sách, Nhà nước có thể đầu tư bảo tồn di sản, xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa và tổ chức sự kiện nghệ thuật. Không chỉ là công cụ kinh tế, thuế còn là chìa khóa mở ra cánh cửa đến với nghệ thuật và văn hóa cho mọi tầng lớp xã hội. Tuy vậy, theo ông Sơn, không nên tăng thuế VAT đối với các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim lên 10% mà chỉ nên giữ ở mức như Luật hiện hành. Đó cũng là giải pháp góp phần phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, miễn, giảm thuế VAT cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa cũng là việc nên làm để người dân tiếp cận sản phẩm văn hóa dễ dàng hơn, khuyến khích sáng tạo nghệ thuật và bảo tồn các giá trị truyền thống. Đồng thời, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa phát triển, gia tăng giá trị kinh tế của ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo.

Muốn thúc đẩy công nghiệp văn hóa, không nên tăng thuế VAT ở thời điểm này
Muốn thúc đẩy công nghiệp văn hóa, không nên tăng thuế VAT ở thời điểm này

Đồng quan điểm, PGS.TS Từ Thị Loan - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam nhìn nhận, văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng còn “èo uột”. Công nghiệp văn hóa của chúng ta mới manh nha phát triển, và ghi nhận thành quả đáng mừng ở một số phim điện ảnh và biểu diễn, không nên áp mức thuế chung cho cả ngành. Do vậy, PGS.TS Từ Thị Loan đề xuất việc tăng thuế VAT nên được làm theo lộ trình hoặc phân loại theo từng lĩnh vực. Theo đó, không nên nâng mức thuế từ 5% lên 10% mà cần xây dựng lộ trình tăng dần qua các năm. “Sân khấu hiện đại hay truyền thống đều khó khăn trong cơ chế thị trường. Các loại hình nghệ thuật này đang rất cần sự ưu tiên từ Nhà nước. Việc đánh thuế cần xem xét về doanh thu của loại hình đó để đưa ra mức thuế phù hợp. Hiện tại đề xuất tăng thuế đang mang tính cơ học, máy móc cho toàn ngành”, PGS.TS Từ Thị Loan nói và nhấn thêm rằng, người dân bắt đầu có thói quen đến nhà hát xem kịch, vậy mà lại giáng một đòn thuế xuống, khác nào vùi dập thị trường vừa nổi lên. Để bảo tồn các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống cần nhiều hơn sự chung tay giúp sức từ Nhà nước.

Từ góc nhìn của những người trực tiếp sản xuất các chương trình văn hóa, NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho rằng, vấn đề tăng thuế VAT với lĩnh vực văn hóa có thể được xem xét, nhưng không phải ở thời điểm hiện tại. Theo ông Tiến "tăng thuế ở thời điểm này là gay go". Thời gian qua, chúng ta nói nhiều đến mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là lĩnh vực mang nội hàm lớn, hướng tới nhiệm vụ làm sao để văn hóa Việt Nam có bộ nhận diện tốt, sức lan tỏa mạnh. Tuy nhiên hiện tại, hoạt động nghệ thuật biểu diễn chưa thực sự đi vào ổn định, nguồn khán giả hạn chế, nhất là với nghệ thuật truyền thống. "Mỗi năm, Nhà hát Tuổi trẻ sáng đèn khoảng 40 tuần với lịch diễn khá đều. Đây cũng là điểm đến cuối tuần được nhiều khán giả lựa chọn. Giá vé dao động khoảng 200.000-250.000 đồng/vé. Mỗi đêm diễn thu về khoảng vài chục triệu đồng, nhưng số tiền này chỉ đủ để duy trì hoạt động, chi trả điện nước, tiền luyện tập, bồi dưỡng. Rất khó để tăng giá vé cao hơn nữa", ông Tiến nói, đồng thời cho rằng, việc tăng thuế VAT có thể thực hiện trong tương lai, khi hoạt động biểu diễn có quy mô đồng đều, công nghiệp văn hóa phát triển. Đó cũng là lúc mà đời sống nhân dân tăng lên, khán giả có thói quen đi xem biểu diễn.

Đạo diễn, NSND Trần Lực - người sáng lập đoàn kịch tư nhân LucTeam bày tỏ: “Là một đơn vị tư nhân, chúng tôi phải tự lực cánh sinh rất nhiều. Chúng tôi hoạt động như một công ty, nghĩa là phải đóng thuế đầy đủ. Thời gian dịch bệnh Covid-19, nghệ thuật biểu diễn ngưng trệ, LucTeam cũng như các đơn vị khác gặp khó khăn chất chồng. Nay, hoạt động sân khấu đang sôi động trở lại thì có thông tin về việc tăng thuế khiến chúng tôi rất băn khoăn”.

Theo đạo diễn Trần Lực, cơ quan quản lý không nên “cào bằng” mức thuế bởi sân khấu kịch không thể có doanh thu như điện ảnh, hay ngay trong lĩnh vực điện ảnh, không phải tác phẩm nào cũng thành công như những bộ phim của Trấn Thành, Lý Hải.

Cùng chung nỗi lo, bà Ngô Thị Bích Hạnh - Tổng Giám đốc Công ty BHD cho rằng, việc tăng thuế sẽ làm khó cho các doanh nghiệp vốn đã rất vất vả làm văn hóa, còn làm hạn chế, làm chậm lại sự đầu tư vào văn hóa, sẽ rất khó khăn trong tiến trình phát triển văn hóa nói chung, công nghiệp văn hóa nói riêng. “Mức tăng thuế thêm 5% không quá cao nhưng đối với người tiêu dùng trong thời điểm nhạy cảm với sự tăng giá, lạm phát, việc tăng thuế sẽ hạn chế người tiêu dùng tiếp cận các sản phẩm văn hóa, thể thao. Việc tăng thuế VAT đối với ngành văn hóa hoàn toàn không phù hợp xu thế chung của thế giới. Công nghiệp văn hóa khác các nền công nghiệp khác”, bà Hạnh nêu quan điểm đồng thời nhấn mạnh: “Bằng cách hỗ trợ văn hóa qua các chính sách thuế hợp lý, chúng ta đang đầu tư vào nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng một cộng đồng văn hóa mạnh mẽ, đa dạng và phát triển bền vững, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc. Vì vậy, nếu không hỗ trợ thì giữ nguyên mức thuế chứ không nên tăng”.

Hà Thư

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data