Đất đai là “miếng mồi ngon” để nhà đầu tư tích cực tham gia quá trình cổ phần hóa
![]() |
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS.Vũ Đình Ánh cho biết: “Trong nhiều trường hợp, đất đai là “miếng mồi ngon” để nhà đầu tư tích cực tham gia quá trình cổ phần hóa. Nhiều sai phạm gây thất thoát tài sản Nhà nước từ xác định giá trị đất khi cổ phần hóa trong quá khứ khiến công tác này không thể xem nhẹ”.
Về động cơ, theo TS. Vũ Đình Ánh, nhiều nhà đầu tư nhắm vào các doanh nghiệp Nhà nước có đất đai khắp cả nước. Xu hướng thâu tóm đất đai tại các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa là có thật và đã được thực hiện 20 năm nay. Ở Hà Nội hay TP.HCM, hay tới đây tại các tỉnh lân cận, chắc chắn sẽ xảy ra việc các đại gia bất động sản nhắm vào các mảnh đất ở vị trí đắc địa.
Thực tế, đã từng có tình trạng nhiều nhà đầu tư trông chờ vào đất khi tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cùng với việc thực thi pháp luật đất đai không nghiêm, mục đích tận dụng lợi thế từ đất khiến cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã từng gây ra tình trạng thất thoát tài sản Nhà nước từ đất đai, sử dụng đất đai không đúng mục đích.
Kết quả kiểm toán cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, làm ảnh hưởng đến giá trị phần vốn của Nhà nước, đặc biệt là những sai sót trong xác định chi phí thương hiệu, lợi thế kinh doanh, hàng tồn kho, định giá tài sản cố định và giá trị quyền sử dụng đất…
Kiểm toán cũng phát hiện tình trạng buông lỏng quản lý đất đai và phát hiện nhiều vi phạm Luật Đất đai. Bên cạnh đó là việc xử lý các vấn đề tài chính trước khi cổ phần hóa và định giá doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.
Không chỉ có nhiều sai phạm liên quan đến đất đai trong quá trình cổ phần hóa, Kiểm toán cũng phát hiện nhiều sai phạm và tình trạng buông lỏng trong quản lý đất đai sau cổ phần hóa, có tình trạng không cung cấp và cung cấp thông tin không chính xác cho Kiểm toán Nhà nước.
Theo báo cáo chưa đầy đủ của 36/74 tập đoàn kinh tế, tổng công ty trên 47/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đang quản lý, sử dụng hơn 327.000 ha đất. |
Những hạn chế, bất cập trong quản lý, sử dụng đất sau cổ phần hóa làm lãng phí nguồn lực đất đai, gây thất thu ngân sách, đồng thời làm giảm hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ông Đoàn Xuân Tiên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết thêm.
Theo ông Tiên, tình trạng quản lý sử dụng đất lỏng lẻo và những sơ hở trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau cổ phần hóa đã làm sai lệch mục tiêu tăng trưởng, năng lực phát triển của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, làm tăng số lượng lao động thất nghiệp, ảnh hưởng phát triển đất nước, gây thất thoát, lãng phí tài sản, ngân sách Nhà nước, doanh nghiệp không đạt mục tiêu phát triển sau cổ phần hóa.
Theo Kiểm toán Nhà nước và các chuyên gia, hàng loạt giải pháp mới chống thất thoát đất công trước, trong và sau cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, tuy nhiên hiệu lực còn hạn chế do một số quy định chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế nên cần được sớm sửa đổi, hoàn thiện để ngăn chặn sai phạm và thúc đẩy cổ phần hóa.
“Đất khác với các loại tài sản khác, không chỉ quy nó là tỉ, ngàn tỉ hay mét vuông, mà là vị trí nó nằm ở đâu. Ta chưa làm được việc công khai, minh bạch vị trí đất và giá trị đất ở vị trí đó sẽ thế nào… Có lẽ Kiểm toán Nhà nước phải bám theo phương án sử dụng đất khi kiểm toán các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, dù rất phức tạp nhưng phải làm”, TS. Vũ Đình Ánh đề nghị. Theo vị chuyên gia này, không ít trường hợp cổ phần hóa chỉ vì đất và vì thế mục tiêu cổ phần hóa không đạt được.
Đồng thời, Kiểm toán Nhà nước với tư cách là một trong những công cụ quan trọng hàng đầu trong quản lý tài sản công nói chung, đất đai nói riêng đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc kịp thời phát hiện và đề xuất giải pháp ngăn chặn sai phạm, chống thất thoát và thu hồi tài sản công, xử lý tài chính, đặc biệt thông qua kiểm toán tuân thủ...
Tin liên quan
Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động
