agribank-vietnam-airlines

Tiếp tục câu chuyện các con số sau kiểm toán

Đức Ngọc
Đức Ngọc  - 
Trước ngưỡng cửa nâng hạng, các doanh nghiệp niêm yết cũng cần đảm bảo sự minh bạch, chính xác trong các báo cáo, thông tin công bố… để tận dụng cơ hội đón dòng vốn ngoại khổng lồ.
aa
Hướng tới chuẩn mực kiểm toán nội bộ quốc tế Nâng chất lượng kiểm toán viên độc lập

Giảm lợi nhuận sau kiểm toán

Dù “mùa” báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán mới diễn ra, song thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tiếp tục chứng kiến nhiều trường hợp doanh nghiệp lỗ thêm, hoặc lãi giảm mạnh sau kiểm toán.

Cái tên đầu tiên phải kể đến là CTCP Gang thép Thái Nguyên (UPCoM: TIS) với kết quả lỗ ròng gần 8,4 tỷ đồng trong năm 2024, tăng so với con số lỗ gần 5,4 tỷ đồng trước kiểm toán. Nguyên nhân chủ yếu do loại trừ các khoản chi phí không được tính vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.

Chưa kể, BCTC hợp nhất năm 2024 của TIS tiếp tục nhận ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (Tisco 2). Dự án này được khởi công từ năm 2007 nhưng đã tạm dừng từ năm 2013.

Kiểm toán viên BCTC cho biết, không thể đánh giá hết ảnh hưởng của các giao dịch liên quan đến dự án đến BCTC, bao gồm giá trị các khoản trả trước, chi phí xây dựng dở dang, phải trả người bán, chênh lệch tỷ giá và chi phí lãi vay vốn hóa.

Ngoài ra, TIS ghi nhận hoàn nhập hơn 51 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác trích thừa tại các mỏ Bắc Làng Cẩm, Nam Làng Cẩm và Cánh Chìm - Phấn Mễ vào thu nhập khác năm 2024, nhưng công ty vẫn trong quá trình làm việc với cơ quan có thẩm quyền về việc cấp đổi giấy phép mỏ Nam Làng Cẩm. Kiểm toán viên chưa thể thu thập đủ bằng chứng về việc này.

Đáng chú ý, kiểm toán viên cũng nhấn mạnh nợ ngắn hạn của TIS vượt tài sản ngắn hạn (hơn 3,455 tỷ đồng), dự án Tisco 2 đình trệ ảnh hưởng đến tài chính và hoạt động, cùng với một số khoản nợ vay quá hạn. Các yếu tố này đặt ra nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Một cái tên khác là CTCP Cảng Sài Gòn (UPCoM:SGP) với kết quả lãi hợp nhất sau kiểm toán giảm 8% so với báo cáo tự lập, xuống 158,3 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn đã tăng thêm 1,66 tỷ đồng so với trước kiểm toán, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm tương ứng. Ngoài ra, sự gia tăng các chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác cũng ảnh hưởng đến lãi ròng.

Đáng chú ý, còn có một số trường hợp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh số liệu trên BCTC tự lập. Đó là CTCP Container Việt Nam (HoSE:VSC) với thông báo đính chính số liệu BCTC quý IV/2024 với lãi ròng giảm gần 127 tỷ đồng. Việc điều chỉnh này cũng khiến lợi nhuận cả năm của công ty giảm 22%, từ 561 tỷ đồng xuống còn hơn 434 tỷ đồng.

VSC cho biết, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do sơ suất trong khâu nhập và kiểm tra số liệu. Trong khi đó, tại BCTC công bố trước khi đính chính, VSC giải thích sự tăng trưởng đột biến trong lợi nhuận quý IV/2024 là nhờ vào việc hợp nhất kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ, đồng thời, các công ty con của Viconship cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.

Cái tên khác là CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE:PDR) điều chỉnh giảm 367 tỷ đồng lãi ròng xuống mức 155 tỷ đồng. PDR cho biết, điều này dựa trên nguyên tắc và tinh thần cẩn trọng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực tốt trong kiểm toán và quản lý rủi ro, bảo đảm tối ưu quyền lợi của cổ đông.

HĐQT PDR cũng thông qua việc điều chỉnh doanh thu, lợi nhuận chưa ghi nhận năm 2024, phát sinh từ chuyển nhượng bất động sản của giai đoạn 1 dự án khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh sẽ được công ty hoàn tất ghi nhận trong năm 2025 theo các chuẩn mực tốt về kiểm toán và quản lý rủi ro.

TTCK Việt Nam tiếp tục chứng kiến nhiều trường hợp doanh nghiệp lỗ thêm, hoặc lãi giảm mạnh sau kiểm toán
TTCK Việt Nam tiếp tục chứng kiến nhiều trường hợp doanh nghiệp lỗ thêm, hoặc lãi giảm mạnh sau kiểm toán

Minh bạch để đón dòng vốn “nâng hạng”

Giới chuyên gia nhìn nhận, sự sai lệch trong BCTC do doanh nghiệp tự lập và sau kiểm toán là điều có thể hiểu. Nguyên nhân chủ yếu do chênh lệch từ quan điểm khác nhau giữa doanh nghiệp với các kiểm toán viên. Điều quan trọng ở đây là các lý giải có hợp lý hay không.

Dù vậy, trong bối cảnh TTCK đang có nhiều diễn biến khó lường do các tác động từ thế giới, những thông tin sai lệch trên BCTC trước và sau kiểm toán ít nhiều sẽ ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư và niềm tin của các cổ đông.

Thực tế, chất lượng BCTC nói riêng và vấn đề quản trị nói chung luôn tồn tại trên TTCK Việt Nam. Minh chứng qua việc ở 7 kỳ đánh giá chương trình thẻ điểm quản trị công ty ASEAN (ACGS), Việt Nam liên tiếp giữ thứ hạng thấp với mức điểm bình quân luôn dưới mức trung bình của ASEAN. Năm 2024, Việt Nam chỉ có 69 doanh nghiệp được lựa chọn đánh giá, thấp hơn so với kỳ đánh giá trước.

Theo ông Phan Lê Thành Long - Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD), nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu nhất quán trong việc thực thi các tiêu chuẩn quản trị, đặc biệt ở khía cạnh công bố thông tin và chất lượng báo cáo. Hiện tại, chỉ có hơn 70 doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp báo cáo bằng tiếng Anh, nhưng chất lượng không đồng đều dẫn đến điểm số trung bình thấp.

TTCK Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa được nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi, cùng với đó, sự tăng trưởng của TTCK toàn cầu cũng được kỳ vọng mang lại cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính trong nước.

Tuy nhiên, cơ hội không dành cho tất cả. Các quỹ ngoại khi vào TTCK trong nước sẽ có sự lựa chọn những cổ phiếu và doanh nghiệp tốt. Trong đó, minh bạch và chất lượng công bố thông tin, các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính… là yếu tố tiên quyết.

Mặt khác, trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển cần thận trọng trước những rủi ro từ biến động dòng vốn quốc tế, đặc biệt khi nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển dòng vốn sang các thị trường phát triển ổn định hơn, việc tăng cường minh bạch và cải thiện hiệu quả quản trị doanh nghiệp trên TTCK là cần thiết để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức.

Đức Ngọc

Tin liên quan

Tin khác

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 11/4, thị trường có chút chững lại sau phiên bật mạnh hôm qua. Sắc tím chỉ còn rải rác, nhóm cổ phiếu bluechip đóng vai trò là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm.
Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

Cổ phiếu Mỹ quay đầu giảm trở lại trong ngày thứ Năm (10/4), hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng giảm vào đêm thứ Năm do nỗi lo căng thẳng thương mại có thể đẩy kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Tím lịm vì... không ai bán

Tím lịm vì... không ai bán

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 10/4 đã chứng kiến một phiên giao dịch mang tính “kỳ lạ” và đầy kịch tính bậc nhất trong lịch sử. Trong khi VN-Index tăng bứt phá tới hơn 74 điểm là mức tăng trong phiên mạnh nhất từ trước đến nay - thì thanh khoản lại chìm sâu ở mức thấp chưa từng có. Cổ phiếu “tím lịm” hàng loạt, nhưng dòng tiền lại... không chảy.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Cổ phiếu toàn cầu tăng, thị trường trái phiếu cũng đã ổn định trở lại trong phiên giao dịch sáng thứ Năm (10/4) sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tạm thời hạ mức thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hàng chục quốc gia. Nhưng theo các nhà phân tích, rủi ro vẫn còn lớn.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Ngày 9/4 đánh dấu một trong những phiên giao dịch bùng nổ nhất trong lịch sử Phố Wall, khi nhà đầu tư trên toàn cầu đồng loạt đổ tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ sau thông báo tạm dừng áp thuế của Tổng thống Donald Trump.
Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Ngày 9/4, thị trường chứng khoán mở phiên với VN-Index tiếp tục tạo gap giảm 59 điểm theo quán tính. Chỉ số chung sau đó tăng mạnh lấp ngay gap giảm khi có tin tức về lịch đàm phán thuế quan với Mỹ.
Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Bài 4: PAN - Từ doanh nghiệp trung bình thành gã khổng lồ nhờ quản trị tiên phong

Hơn một thập kỷ trước, khi quản trị công ty còn là khái niệm xa lạ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, PAN đã dũng cảm tiên phong áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Kết quả là đã hình thành một tập đoàn nông nghiệp - thực phẩm hàng đầu với doanh thu kỷ lục 16.000 tỷ đồng trong năm 2024 và niềm tin vững chắc từ nhà đầu tư toàn cầu. Trong cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng, ông Nguyễn Hồng Hiệp, Giám đốc Đối ngoại Tập đoàn PAN, đã hé lộ bí quyết đằng sau hành trình ấn tượng này.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data