Đảm bảo triển khai tín dụng đầu tư an toàn, hiệu quả
Phát biểu tại hội nghị, ông Đào Quang Trường, Tổng Giám đốc VDB cho biết, ngày 07/11/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước và có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2023. Theo ông Trường, đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho VDB, tạo một bước tiến quan trọng để khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
![]() |
VDB sẽ tiếp tục đổi mới để triển khai hiệu quả,an toàn hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước |
Theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP, đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chủ yếu là các dự án tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích như: Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; nông nghiệp nông thôn; công nghiệp; các dự án đầu tư tổ chức được thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ - me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang; các dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Chính phủ; các dự án cho vay theo Hiệp định của Chính phủ.
Cũng theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP, Chính phủ cho phép VDB được quyết định mức lãi suất cho vay đảm bảo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi hoạt động bộ máy, chi phí trích lập dự phòng rủi ro và không thấp hơn 85% lãi suất cho vay bình quân của các NHTM trong nước trong cùng thời kỳ.
Theo đó, với sự thay đổi phương pháp xác định lãi suất cho vay, cùng với những quy định cởi mở hơn về một số điều kiện tín dụng liên quan cũng như thẩm quyền của VDB (trong việc quyết định cho vay, xử lý rủi ro, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay hoặc quyết định việc giải ngân vốn vay đối với khách hàng có nợ xấu tại các TCTD…) theo quy định tại Nghị định số 78/2023/NĐ-CP, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được kỳ vọng sẽ trở nên thuận tiện hơn đối với các khách hàng có dự án đầu tư thuộc danh mục được Chính phủ quy định.
Đại diện VDB cho biết, để chủ động và tích cực triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư theo quy định mới của Chính phủ, trong thời gian qua ngân hàng đã chỉ đạo các chi nhánh chủ động rà soát, tìm kiếm các dự án thuộc đối tượng để nắm bắt nhu cầu. Theo đó, hiện nay có 104 dự án tiếp cận với các chi nhánh, sở giao dịch để thực hiện quy trình vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với nhu cầu vay vốn 67.430 tỷ đồng (trong đó nhu cầu giải ngân năm 2024 là 18.018 tỷ đồng).
Ngân hàng cũng sửa đổi, ban hành kịp thời quy chế, quy trình nghiệp vụ quy định về công tác cho vay, thẩm định, bảo đảm tiền vay, quy chế hoạt động của hội đồng tín dụng.... Đồng thời, xác định và công bố kịp thời lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, trên cơ sở văn bản của NHNN và Bộ Tài chính về số liệu lãi suất cho vay bình quân của các NHTM trong nước trong cùng thời kỳ.
“Với cơ chế hiện nay, chủ trương tăng trưởng tín dụng 3%-5% thì lượng vốn cho vay tối đa của VDB có thể đến 15.000 tỷ đồng cho một khách hàng và 20.000 tỷ đồng cho nhóm khách hàng. Vốn giải ngân năm 2024 có thể đảm bảo nhu cầu từ 18.000 – 20.000 tỷ. Ngân hàng sẽ ưu tiên tập trung vào các dự án phát triển hạ tầng như các dự án về năng lượng tái tạo; các dự án hạ tầng giao thông; các dự án phát triển hạ tầng khu công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao; các dự án an sinh xã hội, trường học, bệnh viện, nước sạch…”, ông Trường thông tin.
Trong thời gian tới, đại diện VDB cho biết sẽ tiếp tục ban hành đầy đủ các quy định hướng dẫn nội bộ và công khai minh bạch quy trình cho vay để các doanh nghiệp, các chủ đầu tư dự án có đầy đủ thông tin tiếp cận việc triển khai cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo Nghị định số 78/2023/NĐ-CP. Đồng thời, tập trung nguồn nhân lực có kinh nghiệm và trình độ để tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng trong việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn đầy đủ theo quy định của pháp luật. Tiết giảm chi phí để giảm mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước trong thời gian tới, tạo hấp dẫn cho doanh nghiệp vay vốn.
VDB cũng sẽ nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiện đại hóa công nghệ để tối ưu hóa thời gian thẩm định dự án đầu tư; thời gian hoàn thiện thủ tục, hồ sơ vay vốn của khách hàng... đảm bảo hiệu quả và minh bạch.
Kết luận Hội nghị, ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch HĐQT VDB chia sẻ, với vai trò là định chế tài chính đầu tư của Nhà nước, VDB luôn nỗ lực thực hiện sứ mệnh kiến tạo những động lực phát triển của nền kinh tế nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nhanh, bền vững. “VDB sẽ tiếp tục đổi mới để triển khai hiệu quả, an toàn hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước. Mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành, hợp tác của khách hàng, sự quan tâm ủng hộ của các bộ ngành có liên quan”, Chủ tịch VDB nhấn mạnh.
Nhân dịp này, VDB cũng tiến hành ký thoả thuận tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với một số doanh nghiệp.
Tin liên quan
Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc
