Đại biểu Quốc hội: Vẫn có hiện tượng cào bằng trong xã hội hóa giáo dục
![]() |
Toàn cảnh hội trường Quốc hội |
Trăn trở về việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cho rằng, hiện nay ngân sách nhà nước luôn giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế.
Thời gian qua, một trong những thay đổi trong chính sách đầu tư cho giáo dục là bỏ quy định đóng góp quỹ xây dựng trường bắt buộc và thay bằng chủ trương xã hội hóa giáo dục. "Khi thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, trách nhiệm của xã hội về sự nghiệp giáo dục tăng lên, huy động được nhiều tập thể, cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục, huy động được nhiều nguồn lực cho việc xây dựng, tu bổ cơ sở vật chất của nhà trường." - Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền nhìn nhận.
Tuy nhiên, theo vị đại biểu thuộc đoàn Nghệ An, thực tế bên cạnh những mặt tích cực thì hoạt động này cũng biểu hiện nhiều điểm đáng băn khoăn vì quan điểm và quá trình triển khai xã hội hóa giáo dục tại một số địa phương vẫn còn nhiều ý kiến và cách làm khác nhau, nhất là tình trạng lạm thu trong trường học đầu năm học mới vẫn xảy ra ở một số địa phương, gây bức xúc cho phụ huynh học sinh và dư luận xã hội dù cơ quan quản lý và cơ quan chức năng đã vào cuộc, có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra và có những hình thức kỷ luật.
Qua phản ánh của cử tri cho thấy, vẫn có hiện tượng cào bằng trong xã hội hóa giáo dục, có tình trạng chênh lệch giữa các vùng miền. Do vậy, các đại biểu cho rằng dự thảo luật cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo luật quy định để điều chỉnh sự chênh lệch trong thực hiện xã hội hóa giáo dục giữa các vùng, các miền; đồng thời xây dựng các chế tài, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát nguồn thu và sử dụng nguồn lực xã hội hóa để thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục trong thời gian tới.
Liên quan đến giáo dục mầm non quy định tại Điều 21 dự thảo luật: Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Nhiều ý kiến cho rằng, việc xác định như trên là chưa đầy đủ, mà cần phải bổ sung thêm việc bảo vệ đối với trẻ em mầm non, đặc biệt là đối với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi.
Theo đại biểu Ngô Thị Kim Yến (TP.Đà Nẵng), việc xác định như trên là chưa đầy đủ, mà cần phải bổ sung thêm việc bảo vệ đối với trẻ em mầm non, đặc biệt là đối với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi.
Bởi theo đại biểu Yến, những năm gần đây, tình trạng bạo lực xảy ra đối với trẻ em mầm non ngày càng nhiều, có những sự việc khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nộ. Giáo dục mầm non là nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai, và đó cũng chính là tương lai của đất nước nên việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phải đi đôi với việc bảo vệ trẻ em; nếu không bảo vệ được trẻ em là một thất bại lớn của ngành giáo dục, xã hội.
Thay mặt Ban soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận để thể hiện rõ hơn quan điểm của Nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" và Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và cập nhật tinh thần của các Nghị quyết của Trung ương gần đây nói về giáo dục đào tạo và giáo dục đại học.
Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo tổ chức các hội nghị lấy ý kiến của các đại biểu quốc hội, các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục để hoàn thiện dự thảo luật. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Ban soạn thảo tiếp tục phối hợp với Ủy ban thẩm tra để hoàn thiện các nội dung của dự thảo Luật./.
Tin liên quan
Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược
