Đà Nẵng: GRDP quý I tăng 7,12%
Theo số liệu từ Cục Thống kê TP. Đà Nẵng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của Đà Nẵng quý I/2023 ước tăng 7,12% so với cùng kỳ năm 2022, dẫn đầu về tốc độ tăng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, xếp thứ hai trong khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương và đứng thứ 19 cả nước.
![]() |
Đà Nẵng đang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. |
Trong mức tăng 7,12%, khu vực dịch vụ tăng 11,53%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,01%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 4,74% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,50% so với cùng kỳ năm 2022.
Quy mô nền kinh tế Đà Nẵng trong quý I tiếp tục được mở rộng, ước đạt hơn 30.746 tỷ đồng, tăng 3.343 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 3.109 tỷ đồng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng hơn 35 tỷ đồng; riêng khu vực công nghiệp và xây dựng thu hẹp quy mô 25.626 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Kinh tế quý I/2023 của thành phố tăng trưởng khá là nhờ đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động du lịch kéo theo các lĩnh vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, khách sạn - nhà hàng cùng tăng trưởng... Đến nay, việc phục hồi và phát triển các đường bay mới có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch địa phương, giúp kết nối Đà Nẵng và các thị trường khách du lịch truyền thống. Trong đó, có thể kể đến các thị trường trọng điểm như, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Malaysia, Thái Lan...
Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống quý I của Đà Nẵng ước đạt 5.206 tỷ đồng, tăng 73,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, doanh thu lưu trú ước đạt 2.032,5 tỷ đồng, tăng 177,1%; doanh thu ăn uống 3.173,6 tỷ đồng, tăng 39,9% so với cùng kỳ; doanh thu lữ hành và các dịch vụ hỗ trợ du lịch đạt 264,2 tỷ đồng, tăng 10,5% so với tháng trước và gấp 6 lần so với tháng cùng kỳ năm 2022.
Riêng với sản xuất công nghiệp, do chịu nhiều ảnh hưởng từ biến động trên thế giới nên chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2023 của Đà Nẵng giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2022. Điểm tích cực là giai đoạn này, một số ngành công nghiệp lấy được đà tăng trưởng trở lại như, sản xuất đồ uống tăng 36,2%; sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng 33,0%; sản xuất xe có động cơ tăng 25,6%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 17,8%...
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược
