agribank-vietnam-airlines

Công tác chuẩn bị, đảm bảo đúng tiến độ, sẵn sàng cho ngày bầu cử

Trần Hương
Trần Hương  - 
Chiều nay (21/5), Hội đồng Bầu cử Quốc gia đa tổ chức họp báo thông tin về công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử 23/5/2021 và vận hành Trung tâm Báo chí bầu cử.
aa

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia, ông Bùi Văn Cường, cho biết: Ngày 23/5/2021 đang đến gần, chỉ còn 1,5 ngày nữa cử tri cả nước sẽ đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Đây là ngày hội toàn dân để cử tri thể hiện và phát huy quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

cong tac chuan bi dam bao dung tien do san sang cho ngay bau cu

Công tác chuẩn bị rất chặt chẽ

"Đến thời điểm này, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã và đang chủ động làm tốt công tác chuẩn bị tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 từ sau khi Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân. Đến nay, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã cơ bản hoàn thành công tác chuẩn bị, đảm bảo đúng tiến độ, sẵn sàng cho ngày bầu cử", ông Cường cho biết.

Báo cáo một số nội dung về tình hình triển khai công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử 23/5/2021, Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết, sau hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác bầu cử, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tỉnh, thành phố và các cơ quan hữu quan đã phối hợp chặt chẽ, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tốt các công việc bầu cử theo đúng các mốc thời gian luật định.

Các địa phương cũng khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo, Ủy ban bầu cử các cấp; tổ chức Hội nghị triển khai công tác bầu cử tại địa phương mình để quán triệt Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị và các văn bản do Trung ương và địa phương ban hành; đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ về công tác bầu cử tại địa phương; chỉ đạo chuẩn bị nhân sự; công tác tuyên truyền; an ninh, y tế; giải quyết khiếu nại tố cáo và chuẩn bị cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo cho “Ngày hội non sông”; tổ chức tập huấn cho lực lượng làm công tác bầu cử; tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát để đảm bảo công tác chuẩn bị bầu cử được thực hiện theo đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Đặc biệt, trong thời gian sát ngày bầu cử, khi dịch Covid-19 bùng phát, các địa phương đã khẩn trương ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, trong đó đặc biệt lưu ý những vấn đề về triển khai công tác bầu cử trong hình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Về tình hình thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, việc thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử như Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, Ủy ban bầu cử cấp huyện, cấp xã được triển khai khẩn trương, nghiêm túc, bảo đảm đúng pháp luật, đúng thành phần, số lượng thành viên và thời gian theo luật định. Có 63 Ủy ban bầu cử cấp tỉnh; 682 Ủy ban bầu cử cấp huyện và 10.134 Ủy ban bầu cử cấp xã; Ban bầu cử đại biểu Quốc hội và Ban bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp: Có 184 Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; có 1.059 Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; có 6.188 Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; có 69.619 Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; ở các khu vực bỏ phiếu, các địa phương trong cả nước đã thành lập 84.767 tổ bầu cử

Công tác nhân sự được tiến hành theo đúng quy trình, bảo đảm tiêu chuẩn

Về công tác chuẩn bị nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, nhìn chung, công tác chuẩn bị nhân sự tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành theo đúng quy trình, bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và tiến độ theo quy định, có cơ cấu hợp lý. Nhân sự được giới thiệu cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, đảm bảo nguyên tắc, đúng luật, nâng cao chất lượng, với phương châm không vì số lượng mà hạ thấp tiêu chuẩn.

Về ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV: Tổng số người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tính đến thời điểm này có 866 người để bầu 500 đại biểu (tỷ lệ 1,73 người ứng cử để bầu 1 đại biểu). Cơ cấu kết hợp như sau: phụ nữ: 393 người (45,38%); người dân tộc thiểu số: 185 người (21,36%); người ngoài Đảng: 74 người (8,55%); tái cử: 204 người (23,56%); người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 224 người (25,87%); số người tự ứng cử: 09 người.

Về ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh: Tổng số đại biểu được bầu theo luật định là 3.726 người; tổng số người ứng cử theo danh sách chính thức là 6.199 người. Tỷ lệ 1,66 người ứng cử để bầu 1 đại biểu. Cơ cấu kết hợp: phụ nữ: 2.528 người (40,78%); trẻ tuổi: 1.987 người (32,05%); ngoài Đảng: 774 người (12,49%); người dân tộc thiểu số: 1.156 người (18,65%); người tự ứng cử: 18 người (0,29%).

Ở cấp huyện, tổng số đại biểu được bầu theo luật định là 22.952 người; tổng số người ứng cử trong danh sách chính thức là 37.468 người. Tỷ lệ 1,66 lần. Cơ cấu kết hợp: phụ nữ: 15.814 người (42,21%); trẻ tuổi: 15.262 người (40,73%); ngoài Đảng: 4.909 người (13,10%); người dân tộc thiểu số: 7.204 người (19,23%); người tự ứng cử: 29 người (0,08%).

Ở cấp xã, tổng số đại biểu được bầu theo luật định là 242.312 người; tổng số người ứng cử trong danh sách chính thức là 405.244 người. Tỷ lệ 1,67 lần. Cơ cấu kết hợp: phụ nữ: 157.680 người (38,91%); trẻ tuổi: 181.056 người (44,68%); ngoài Đảng: 102.084 người (25,19%); người dân tộc thiểu số: 87.062 người (21,48%); người tự ứng cử: 213 người (0,05%).

Theo thống kê, toàn quốc có tổng cộng 69.198.594 cử tri với 84.767 khu vực bỏ phiếu. Đến ngày 3/5/2021, các Tổ bầu cử đã hoàn thành việc niêm yết danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo đơn vị bầu cử và tiểu sử tóm tắt của người ứng cử bảo đảm chính xác, rõ ràng, đúng tiến độ theo luật định.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, theo chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, các địa phương đã rà soát, cập nhật bổ sung danh sách cử tri, có các phương án xử lý, bảo đảm tất cả các cử tri đủ điều kiện đều được thực hiện quyền bầu cử.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Bùi Văn Cường cũng cho biết, còn có những hạn chế, vướng mắc nhất định, đó là: một số địa phương có số lượng người lao động đi và đến khá đông, khó khăn trong việc rà soát, lập danh sách cử tri. Số lượng các buổi bố trí cho ứng viên đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri vận động bầu cử rất khác nhau ở các địa phương, chưa phù hợp với tình hình bùng phát dịch bệnh Covid-19; chưa chú trọng sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông trong vận động bầu cử. Việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo một số nơi còn chậm. Công tác tuyên truyền có nơi chưa thật sự có tác động rộng rãi trong toàn dân, việc hướng dẫn một số khẩu hiệu tuyên truyền, phát hành băng đĩa tuyên truyền về bầu cử bằng tiếng dân tộc còn gặp khó khăn. Một số nơi, việc bố trí kinh phí còn hạn chế. Một số địa phương lập danh sách cử tri còn chưa chính xác, thiếu thông tin theo quy định.

Đặc biệt, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều biến thể mới của virus, trong khi đó, vẫn còn tình trạng người về từ vùng dịch không khai báo y tế trung thực, người dân còn chủ quan, không đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc còn tụ tập đông người, chưa thực hiện tốt 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế nên khả năng lây lan dịch bệnh trong cộng đồng là rất lớn, ảnh hưởng đến việc triển khai công tác bầu cử. Có nơi còn chưa chủ động xây dựng các phương án bảo vệ khu vực bỏ phiếu, hòm phiếu, phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 khi có cử tri bị sốt, hoặc phương án bỏ phiếu trong trường hợp bị cách ly.

Trần Hương

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Trưa 14/4, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam trong hai ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh P4G: Cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Nhân dịp Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan đến Hội nghị.
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết "CHUNG TAY MỞ RA KỶ NGUYÊN PHÁT TRIỂN MỚI CỦA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC" của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng: Tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Thủ tướng: Thể chế là điểm nghẽn dễ tháo gỡ nhất để chuyển đổi trạng thái

Sáng 13/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 để xem xét, cho ý kiến về 4 dự án luật và 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ; các thành viên Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 12/4/2025 về việc thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về các vấn đề thương mại với Hoa Kỳ.
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Thời báo Ngân hàng trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, ngày 12/4/2025.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam có ý nghĩa chiến lược

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ 14 - 15/4. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về ý nghĩa chuyến thăm này.
Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Từ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm, nghĩ về tư duy hội nhập trong kỷ nguyên mới

Hội nhập quốc tế đã trở thành một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển quốc gia kể từ công cuộc Đổi mới. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, đòi hỏi tư duy về hội nhập cũng phải được cập nhật và nâng tầm trong kỷ nguyên mới. Bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm là một chỉ đạo quan trọng, thể hiện cách tiếp cận mới của Đảng về hội nhập trong điều kiện đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data