agribank-vietnam-airlines

Công nghiệp văn hóa ở Hà Nội: Cơ hội từ làng nghề, phố nghề

Hà Thư
Hà Thư  - 
Với hơn 1.300 làng nghề, Hà Nội hiện đang chiếm hơn 30% tổng số làng nghề trên cả nước. Hà Nội cũng là nơi có các phố nghề nổi tiếng, ở đó sản xuất, buôn bán các sản phẩm truyền thống, được làm thủ công, nhiều thứ hết sức tinh xảo…
aa
Bám sát thực tiễn, lắng nghe thực tiễn để hành động Hà Nội ban hành cơ chế đặc thù thúc đẩy bảo tồn và phát triển làng nghề
Sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội hết sức đa dạng được bày bán phục vụ khách du lịch
Sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội hết sức đa dạng được bày bán phục vụ khách du lịch

Phát triển công nghiệp văn hóa đến nay đã trở thành câu chuyện được nhiều tỉnh, thành phố quan tâm. Trong đó, Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo - từ lâu đã chú trọng đến phát triển công nghiệp văn hóa. Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội ngày 22/2/2022 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, đã xác định 6 lĩnh vực ưu tiên đầu tư, phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, chính là thủ công mỹ nghệ.

Tinh hoa nghề truyền thống

Góp phần làm nên những giá trị đặc biệt của những làng nghề truyền thống của Hà Nội, có sự đóng góp lặng lẽ và bền bỉ của đội ngũ đông đảo các nghệ nhân, thợ thủ công… Theo thống kê chính thức, Hà Nội là địa phương có số nghệ nhân đông đảo nhất, chiếm 47/52 nghề thủ công mỹ nghệ trên toàn quốc, gồm: sơn mài, khảm trai, thêu ren, dệt lụa, gốm sứ, mây tre đan... Họ là những người sinh ra ở làng, sống chết với làng, chăm chỉ, khéo tay, năng động. Một số người, dấu ấn tài hoa của họ là không thể phủ nhận. Thế hệ trước truyền nghề cho thế hệ sau, vì thế, người nối nghề, đồng thời có sự tiếp biến, sáng tạo để các sản phẩm nghề truyền thống ngày càng đa dạng, cập nhật với nhu cầu của người tiêu dùng và hướng tới phục vụ du khách.

Giới chuyên gia đều thừa nhận, đội ngũ nghệ nhân, thợ thủ công ở Hà Nội đa phần đều tài hoa, có năng khiếu, hậu duệ của nhiều dòng họ làm nghề lâu đời, vừa được trao truyền những kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp của các thế hệ đi trước, vừa rất năng động, sáng tạo. Nếu có dịp về “đất trăm nghề” Phú Xuyên, bất cứ ai cũng sẽ bất ngờ với các sản phẩm khảm trai sơn mài Chuyên Mỹ, tò he Xuân La, đan cỏ tế Phú Túc, may complet Vân Từ...

6 lĩnh vực ưu tiên đầu tư, phát triển mà Hà Nội nêu ra để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là: du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế, ẩm thực, phần mềm và trò chơi giải trí.

Trong khi đó, huyện Thường Tín có 126 làng nghề, 16 nghìn cơ sở sản xuất. Những sản phẩm thêu Quất Động, điêu khắc Nhân Hiền, lược sừng Thụy Ứng hay sơn mài Hạ Thái... đã biến những ngôi làng Thường Tín bình dị trở thành những điểm đến của du khách gần xa…

Ở vùng xứ Đoài, những làng nghề như Chàng Sơn, Thạch Xá, Hữu Bằng, Dị Nậu… cũng làm phong phú thêm cho làng nghề truyền thống của Hà Nội với các sản phẩm đồ gỗ, các loại quạt, chuồn chuồn tre…

Từ những thế mạnh đó, những năm qua, thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu khả quan. Theo thống kê, Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất với doanh số chiếm khoảng 35% kim ngạch xuất khẩu hằng năm. Ngoài ra là các thị trường khác như: Nhật Bản, Liên minh châu Âu (đặc biệt là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan), Australia, Hàn Quốc. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn ở Đài Loan (Trung Quốc), Australia, Nhật, còn sản phẩm khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu thụ rộng khắp ở châu Âu...

Bên cạnh những làng nghề truyền thống, Hà Nội còn nổi tiếng với những phố nghề. Trong đó, với 47/76 con phố trong khu phố cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm ngày nay có tên bắt đầu bằng chữ “Hàng”. Điều đặc biệt thú vị và hấp dẫn khách du lịch, đó là các phố nghề này nằm ngay ở trung tâm thành phố, trong lòng khu phố cổ sầm uất. Đến nay nhiều phố nghề của Hà Nội vẫn còn duy trì việc làm ra, bán buôn các sản phẩm thủ công truyền thống.

Đến những phố nghề như Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Thiếc, Hàng Đồng… khách du lịch hay những nhà nghiên cứu văn hóa vẫn có thể tìm được những nghệ nhân tài hoa, những cửa hàng, cửa hiệu có truyền thống lâu đời chỉ làm ra và buôn bán những sản phẩm đặc trưng của từng con phố… Khi đến phố Hàng Bạc, ta vẫn có thể thấy hơn 50 cửa hàng bán các đồ được chạm khắc từ bạc, hay đến phố Hàng Gai vẫn gặp rất nhiều cửa hàng bán đồ tơ lụa. Còn đến phố Lãn Ông thì cả con phố thơm hương mùi các loại thuốc Đông y, và có thể tìm mua bất cứ vị thuốc dân gian nào… Và những bức tranh dân gian Hàng Trống vẫn có những giá trị văn hóa đặc sắc khiến nhiều du khách muốn tìm hiểu, sở hữu…

Phố nghề Hà Nội không đơn thuần là nơi duy trì, phát triển các nghề truyền thống và các sản phẩm thủ công truyền thống; còn là nơi lưu giữ rất nhiều giá trị văn hóa-lịch sử cốt lõi như không gian văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật và các công trình tín ngưỡng... có thể liên kết tạo thành những tuyến điểm kết nối du lịch làng nghề. Hàng trăm lễ hội dân gian trong các phố nghề của Hà Nội cũng là thế mạnh, tạo ra những sức hút của du khách khi phát triển công nghiệp văn hóa…

Việc phát triển các làng nghề, phố nghề của Hà Nội không chỉ góp phần giữ nghề, làm giàu từ nghề mà còn thúc đẩy phát triển văn hóa, góp phần tạo nên bản sắc, thương hiệu của Thủ đô Hà Nội. Thông qua bản sắc, thương hiệu đó sẽ góp phần định vị vị trí của Hà Nội trên trường quốc tế…

Khơi thông, phát triển

Sở hữu nhiều làng nghề, phố nghề và trong từng làng nghề, phố nghề lại có đội ngũ những nghệ nhân, người thợ tài hoa, giàu tâm huyết nhưng lâu nay, những giá trị của các làng nghề, phố nghề Hà Nội còn chưa được khai thác hết tiềm năng. Nói cách khác, việc khai thác là chưa xứng tầm. Một thời gian dài, chúng ta đã để cho các làng nghề “tự bơi”, mạnh ai lấy làm, thiếu một “nhạc trưởng” để các làng nghề vừa phát huy thế mạnh riêng có, vừa có thể đứng chung để làm phong phú hơn, đáp ứng những tiêu chí, mong muốn chung.

Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho rằng, nếu như làng nghề không bám vào văn hóa và không nắm được du lịch thì làng nghề sẽ không hợp với sự hội nhập của chúng ta. Phần lớn các làng nghề hiện nay ngoài sản phẩm ra, còn có những hoạt động bổ trợ khác về văn hóa. Nơi nào làng nghề phát triển tốt, nơi đó an ninh trật tự tốt, ít có sai phạm và tạo được việc làm cho thanh niên.

Trong khi đó, GS.TS Từ Thị Loan - Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia nhìn nhận, thủ công mỹ nghệ ở Hà Nội được đánh giá là ngành đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, có tiềm năng xuất khẩu lớn và có tỷ suất lợi nhuận cao. Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này hiện đang mang lại giá trị gia tăng lớn và được coi là ngành hàng thủ công để Thủ đô tập trung phát triển trong những năm tới. Thậm chí, thủ công mỹ nghệ còn được kỳ vọng là ngành “tạo cảm hứng”, tạo động lực, có tính tiên phong dẫn dắt, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa khác.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng thừa nhận, mỗi làng nghề trên địa bàn Thủ đô lại mang một bản sắc riêng, tạo ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, tinh xảo, in đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Sản phẩm từ những đôi bàn tay tài khéo của vùng đất này đã được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. “Phấn đấu tới năm 2025, Hà Nội sẽ hình thành trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu sản phẩm OCOP quốc gia gắn với du lịch văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa. Việc tích hợp thêm nhiều giá trị cho làng nghề như phát triển du lịch, trải nghiệm cho du khách là hết sức quan trọng”, ông Thanh nhấn mạnh.

Có thể khẳng định, làng nghề, phố nghề vừa là nơi lưu giữ, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, vừa là những cơ sở kinh tế hết sức quan trọng. Vì thế, phát triển công nghiệp văn hóa từ các làng nghề truyền thống của Hà Nội cần được tiếp tục đẩy mạnh, tạo thêm những sức mạnh để định hình, phát triển công nghiệp văn hóa cho Thủ đô.

Hà Thư

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data