agribank-vietnam-airlines

Có thể thành lập quỹ riêng để hỗ trợ các dự án PPP

Lan Hương
Lan Hương  - 
Các vấn đề về bảo lãnh và nguồn vốn hỗ trợ bù đắp tài chính cho dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đang được “thai nghén” và dần thành hình trong dự thảo Luật PPP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì xây dựng. 
aa
Bảo lãnh thông quan: Động lực vươn tới năng lực cạnh tranh nhóm ASEAN 3
Làm thế nào để PPP có hiệu quả

Mặc dù nội dung dự thảo thể hiện một bước tiến dài so với quy định hiện hành, trong bản cập nhật mới đây, Bộ KH&ĐT đã phải đưa ra một số phương án để tham vấn, lấy ý kiến các cơ quan liên quan và NĐT.

Có thể thành lập quỹ riêng để hỗ trợ các dự án PPP
Ảnh minh họa

Ông Tony Foster - Trưởng nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cho rằng, việc chuẩn bị đề xuất dự án PPP đòi hỏi nhiều chi phí và nguồn lực. Song hiện nay không có quy định rõ ràng về các nguồn vốn bù đắp thiếu hụt tài chính, khiến NĐT không mặn mà với việc chuẩn bị dự án.

Theo quy định hiện hành, phần nhà nước tham gia trong dự án PPP chủ yếu được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công. Điều này dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong công tác bố trí vốn bởi phần vốn đầu tư trong dự án PPP thay đổi theo từng phương án tài chính, phân chia rủi ro và chỉ được xác định chính xác khi ký kết hợp đồng với NĐT. Do đó, NĐT chưa thấy được sự đảm bảo từ phía Chính phủ.

Theo kinh nghiệm quốc tế, phần nhà nước tham gia thực hiện dự án được bố trí theo các hình thức khác, chẳng hạn bù đắp thiếu hụt tài chính (mô hình Canada, Mexico, Indonesia); dòng ngân sách riêng dành cho các dự án PPP (Hàn Quốc, Ấn Độ, Brazil).

Đặt trong bối cảnh của Việt Nam, cơ quan soạn thảo luật cho rằng cơ chế quỹ là cơ chế linh hoạt có thể khắc phục được các hạn chế. Vì vậy trong quá trình soạn thảo luật, có thể xem xét phương án thành lập Quỹ phát triển các dự án PPP do Bộ Tài chính quản lý. Quỹ này có chức năng hỗ trợ dự án PPP trong tất cả các giai đoạn (chuẩn bị đầu tư; hỗ trợ phần nhà nước tham gia trong dự án; bảo lãnh Chính phủ và các nghĩa vụ khác của nhà nước) và được phép huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như ngân sách, trái phiếu Chính phủ, ODA, NĐT hoàn trả khi ký kết hợp đồng thành công, tiền bán, nhượng quyền khai thác các tài sản kết cấu hạ tầng, tiền bán tài sản công sau khi sắp xếp lại...

Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế quỹ lại đang bị vướng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần cân nhắc một phương án khác là hình thành dòng ngân sách riêng cho PPP trong kế hoạch đầu tư công. Đối với phương án này, Luật PPP cần có quy định riêng về cách thức lập kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn (đối với nguồn vốn đầu tư công), kế hoạch tài chính – ngân sách (đối với nguồn vốn chi thường xuyên), thẩm định và phê duyệt nguồn vốn cho các dự án PPP.

Một vấn đề khác được NĐT mong đợi là các quy định về bảo lãnh Chính phủ, cũng được xây dựng với các phương án rất cụ thể, gồm cơ chế bảo lãnh đối với rủi ro về doanh thu, khả năng chuyển đổi ngoại tệ và thực hiện trách nhiệm của Chính phủ.

Dự thảo luật nêu rõ, cơ chế bảo lãnh doanh thu tối thiểu chỉ được áp dụng đối với các dự án do Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, không phải tất cả các dự án này đều được cấp bảo lãnh mà căn cứ từng dự án, Quốc hội và Chính phủ sẽ xem xét quyết định.

Về nguyên tắc áp dụng bảo lãnh, trong 5 năm đầu vận hành công trình dự án, nhà nước đảm bảo tới 75% doanh thu được dự kiến trong hợp đồng dự án và 65% trong 5 năm kế tiếp. Trường hợp ngược lại, khoản doanh thu vượt quá 125% trong 5 năm kể từ thời điểm bắt đầu hoạt động và 135% trong 5 năm kế tiếp sẽ được thanh toán cho phía nhà nước.

Đối với bảo lãnh ngoại tệ, đối tượng được áp dụng là các dự án do Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, quy định này cũng chỉ được áp dụng tuỳ từng dự án. Trường hợp tỷ giá thực tế vượt quá mức biên độ thì Chính phủ cam kết chia sẻ một phần giá trị chênh lệch do biến động tỷ giá. Lượng ngoại tệ có thể chuyển đổi tối đa từ 30 - 50% nhu cầu ngoại tệ. Đây cũng là một vấn đề khó khăn đối với cơ quan điều hành và quản lý chính sách về ngoại hối. Bởi việc cam kết bảo đảm ngoại tệ với quy mô lớn sẽ gây áp lực lớn đến an ninh tiền tệ.

Đối với vấn đề bảo lãnh vốn vay, Bộ KH&ĐT đề nghị các cơ quan cho ý kiến đối với định hướng bổ sung đối tượng dự án PPP được cấp bảo lãnh vốn vay, sửa đổi điều kiện được cấp bảo lãnh vốn vay cho phù hợp với dự án PPP. Đồng thời, cơ quan này cũng đề xuất, Quỹ phát triển dự án PPP sẽ có chức năng cấp các loại bảo lãnh nêu trên.

Lan Hương

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data