Cổ phiếu ngân hàng nhiều triển vọng trong quý 2
Nguyên nhân đầu tiên do Việt Nam đã tiêm gần 200 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó 81,14% dân số được tiêm bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin. Thứ hai do nền kinh tế hoạt động bình thường với chiến dịch "sống chung với COVID-19" và hoàn toàn mở cửa giao thương, du lịch quốc tế từ ngày 15/3. Và cuối cùng Việt Nam đã thực hiện gói kích thích nền kinh tế 350.000 tỷ đồng giúp thúc đẩy quá trình hồi phục. Các doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư công và đà hồi phục của nền kinh tế sẽ được ưu tiên lựa chọn. Ngành ngân hàng vẫn được duy trì quan điểm tích cực.
![]() |
Ngành ngân hàng với kỳ vọng cầu tín dụng tăng trưởng mạnh trong năm nay (quanh 14%) nhờ định hướng chính sách hỗ trợ của NHNN cùng nhu cầu vốn phục hồi từ phía doanh nghiệp, nợ xấu được hoàn nhập khi sức khoẻ doanh nghiệp phục hồi trong bối cảnh các ngân hàng đã chủ động trích lập ở mức cao trong năm 2021.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cao và nợ xấu được hoàn nhập là 2 yếu tố chính quyết định đánh giá tích cực đối với nhóm ngành ngân hàng trong năm nay. Bên cạnh đó, tăng vốn cũng sẽ là yếu tố tác động tích cực đến lợi nhuận các nhà băng trong năm nay.
Về tăng trưởng tín dụng, con số này trong năm 2021 là 13,53% và trong năm nay được hứa hẹn sẽ có một mức tăng trưởng cao hơn nữa để có thể thúc đẩy hồi phục kinh tế sau dịch. Xét trong 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đã đạt 2,52%, cao hơn hẳn so với mức 0,66%. Các chuyên gia cũng đã nâng mức dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2022 lên 14-15%.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng mạnh sẽ khiến các ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất huy động để giải quyết vấn đề thanh khoản. Áp lực lên NIM cũng sẽ gia tăng trong năm 2022 khi giá cả hàng hóa gia tăng do ảnh hưởng của chiến tranh gây áp lực lên lạm phát.
Đối với nợ xấu, nhờ vào việc mạnh dạn trích lập và xử lý, tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 quý 4/2021 của các ngân hàng theo dõi đã giảm lần lượt 29 và 26 điểm phần trăm so với quý 3/2021.
Cũng trong quý 4/2021, tổng nợ tái cơ cấu đã ghi nhận giảm 2.400 tỷ so với quý 3/2021. Nhiều ngân hàng cũng đã đẩy mạnh trích lập hầu hết cho phần nợ tái cơ cấu thay vì trải ra 3 năm khiến cho áp lực trích lập trong năm 2022 giảm đáng kể.
Tin liên quan
Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán Mỹ lại “đỏ lửa” vì căng thẳng thương mại

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Cổ phiếu toàn cầu phục hồi, nhưng rủi ro thuế quan vẫn còn lớn

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp vì nỗi lo thuế quan

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát
