agribank-vietnam-airlines

Cổ phiếu BĐS có còn xuân?

Quỳnh Vũ
Quỳnh Vũ  - 
Dự báo  về một năm 2019 không hề dễ dàng đối với các DN BĐS đang phần nào được chứng minh qua kết quả kinh doanh quý I với những con số đáng thất vọng sau 2018 đầy thành công.
aa
Kinh doanh bất động sản 2019: Gạn lọc cơ hội giữa thị trường nhiều thách thức
Để đầu tư có hiệu quả cao
Cổ phiếu BĐS có còn xuân?
Bất động sản dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn khi tín dụng bị siết chặt hơn

Mùa đại hội cổ đông đã đi qua giai đoạn cao điểm với hơn 900 DN tổ chức trong tháng 4. Đáng chú ý, hầu hết DN đặt kế hoạch kinh doanh thấp hơn mức tăng trưởng năm 2017 - 2018. Theo ước tính sơ bộ của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu kế hoạch của 925 DN niêm yết đã giảm dần từ mức 26% năm 2017, xuống 18% vào năm 2018 và 17% vào năm 2019. Mức tăng trưởng LNTT kế hoạch đồng thời giảm dần từ 40% trong năm 2017, xuống còn 31% vào năm 2018 và xuống còn 12% vào năm 2019.

Trong đó, nhóm cổ phiếu BĐS có sự suy giảm đáng kể về lợi nhuận, trong khi tất cả những thông tin liên quan đến chính sách đất đai thời gian qua ít nhiều có ảnh hưởng tâm lý của NĐT. Theo đó, trong ngắn hạn, giới phân tích cho rằng nhóm cổ phiếu BĐS sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn cơ hội. Ngoại trừ một số cổ phiếu BĐS thuộc phân nhóm Khu công nghiệp được cho là hưởng lợi trong tình hình Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang căng thẳng.

Điểm sáng duy nhất của nhóm cổ phiếu BĐS là tỷ lệ hấp thụ vẫn duy trì mức tốt cho đến thời điểm này. Nhu cầu đối với các phân khúc từ thấp đến trung cấp vẫn đang tăng lên, trong khi nguồn cung bị thắt chặt do yếu tố pháp lý của dự án. Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty quản lý Quỹ APS, nguồn cầu BĐS, thời gian gần đây có sự góp mặt của NĐT nước ngoài lớn, đặc biệt các NĐT đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên nguồn cầu này sẽ kéo dài được bao lâu vẫn đang là câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ.

Về nguồn cung BĐS, từ đầu năm 2019 đến nay thị trường chứng kiến sự giảm tốc rõ rệt. Dù rằng nhiều chủ đầu tư vẫn công bố họ đang có rất nhiều dự án đã được chuẩn bị, nhưng chưa nhìn thấy sự tăng trưởng trở lại của các dự án BĐS trong thời gian tới, trừ các dự án của các tập đoàn lớn, nhưng số này rất ít.

Đồng thời, cơ hội này chỉ dành cho những nhà phát triển có quỹ đất sẵn sàng triển khai. Một điểm đáng lưu ý nữa là NHNN hiện nay vẫn kiên định với mục tiêu ổn định hệ thống ngân hàng và dùng vốn ngân hàng cho vay đầu tư dài hạn hay kiểm soát chặt dòng vốn vào BĐS kể cả NĐT lẫn người mua. Do đó, khó có thể kỳ vọng thanh khoản của thị trường BĐS đột phá trong năm 2019 này.

Thế nên, giới chuyên môn vẫn có một lời khuyên chung dành cho NĐT ở nhóm cổ phiếu BĐS là “cần tích lũy cổ phiếu BĐS một cách chọn lọc”.

Thừa nhận sự khó khăn của DN BĐS, một đại diện của CTCK KIS Việt Nam nhận định, dưới góc độ cổ phiếu BĐS, lợi nhuận của DN sẽ tác động đến giá trị cổ phiếu trên thị trường hiện tại.

Bởi lẽ, các DN BĐS không còn nhiều đất để vùng vẫy như những năm trước, trong khi đó, việc nuôi một bộ máy cồng kềnh sẽ khiến công ty rơi vào thế khó. Chưa kể, tình trạng pháp lý của các dự án hiện đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục lan sang năm 2020, gây ra sự thiếu hụt nguồn cung và khi nguồn cung thiếu thì việc tạo ra lợi nhuận cũng như giá trị cổ phiếu trong mắt NĐT đều rất thấp.

Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình của nhóm cổ phiếu BĐS nói chung chỉ ở mức khoảng 25-30% và đang có xu hướng giảm dần xuống mức 20% trong năm 2019. Tỷ lệ P/E trung bình của ngành là 13 lần, có thể được coi là tương đối thấp và hợp lý hơn so với trước đây. Có điều, như đã nói ở trên, thị trường BĐS vẫn phải đối mặt với rủi ro pháp lý chưa được giải quyết.

Do vậy, nếu vẫn còn ưa thích đầu tư nhóm cổ phiếu này, NĐT buộc phải lựa chọn các công ty có khả năng tài chính mạnh, ổn định pháp lý và khả năng triển khai dự án tốt. Yếu tố chính mà NĐT cần xem xét là doanh số chưa ghi nhận dự kiến cho năm 2019 và định giá.

Còn trong danh mục hiện tại, việc tái cấu trúc và bán tài sản cũng sẽ là yếu tố NĐT nên chú ý. Trong đó, một số nhóm cổ phiếu đang có dự án chạy được gồm cổ phiếu HDG (Dự án trong quá khứ như Dragon City, NoongTha, hay dự án mới là Greenlane); DIG kỳ vọng khởi công Đại Phước - 23ha đất thương phẩm và DXG có kế hoạch khởi động dự án quy mô nhỏ như: Lux Star, Lux Riverview, Sunview Garden, Opal Skyview, Opal Boulevar và Gem Riverside. VHM cũng được đánh giá là có năng lực tốt với các dự án VinCity quy mô lớn, bao gồm Ocean Park, Sportia và Grand Park.

Quỳnh Vũ

Tin liên quan

Tin khác

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Sacombank có thể không chia cổ tức trong năm nay

Lợi nhuận năm 2024 của Sacombank tăng trưởng ấn tượng song nhiều tín hiệu cho thấy, cổ đông của ngân hàng này có thể lại lỡ hẹn với cổ tức trong năm nay.
Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi, dẫn đầu là Nhật Bản, nhờ lạc quan về thương mại

Cổ phiếu châu Á phục hồi từ mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi và hợp đồng tương lai cổ phiếu Mỹ tăng cao hơn vào thứ Ba, khi thị trường lấy lại nhịp thở sau đợt bán tháo mạnh gần đây với hy vọng rằng Mỹ có thể sẵn sàng đàm phán một số mức thuế quan mạnh của mình.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

Chứng khoán Mỹ tiếp tục lao dốc trong phiên đầu tuần do nỗi lo suy thoái, lạm phát

S&P 500 và Dow Jones tiếp tục giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi nỗi lo của các nhà đầu tư về suy thoái kinh tế và lạm phát gia tăng trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump kiên quyết áp thuế, cảnh báo ông có thể tăng thêm thuế đối với Trung Quốc.
Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Thí điểm sàn giao dịch tài sản mã hóa: Cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung, việc triển khai thí điểm thị trường cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các quốc gia mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường tài sản mã hóa là công dân.
Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, khi hơn 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường của các công ty trong chỉ số S&P 500 bị “thổi bay” chỉ trong hai phiên liên tiếp.
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong ngày đầu tuần 31/3

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong ngày đầu tuần 31/3

Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa tuần mới với sắc đỏ bao trùm, khi nhà đầu tư lo ngại về đợt thuế quan sắp tới của Mỹ, đặc biệt là thuế nhập khẩu ô tô dự kiến có hiệu lực từ tuần sau.

Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sàn giao dịch các-bon trong nước.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data