agribank-vietnam-airlines

Cơ hội để cạnh tranh bình đẳng trong thương mại toàn cầu

Ngọc Khanh
Ngọc Khanh  - 
Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá đang có cơ hội tăng tốc nhanh do tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên đây là xu hướng tốt, bảo đảm cho các DN ở bất cứ quy mô nào cũng có thể tham gia và hưởng lợi trong quá trình thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
aa
Khó khăn còn ở phía trước, doanh nghiệp tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh
Áp dụng CSI nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thông điệp này được khẳng định xuyên suốt tại Diễn đàn Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020 do Bộ Công thương phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức ngày 28/7.

Cơ hội để cạnh tranh bình đẳng trong thương mại toàn cầu
Thay vì cắt giảm chi phí, nhiều doanh nghiệp đã mạnh tay đầu tư vào chuyển đổi số

Kinh doanh linh hoạt, hiệu quả hơn

Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng khẳng định, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức được ký kết, mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và các DN xuất khẩu nói riêng. Cùng với cơ hội từ EVFTA, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các DN thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy, xuất nhập khẩu đã chịu ảnh hưởng mạnh từ dịch Covid-19. Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước; trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 2,9%. Trừ nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng nhẹ 0,8%, xuất khẩu các nhóm hàng đều sụt giảm so với cùng kỳ năm trước; nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng cũng ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ như hàng dệt, may giảm 12,7%; giày dép giảm 6,9%...

Vì vậy đây thực sự là thời điểm để DN nhận ra tính ưu việt của kinh tế số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số. Trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các DN Việt Nam, đặc biệt là DNNVV tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết, Bộ Công thương đã ứng dụng công nghệ thông tin từ rất sớm để cải cách thủ tục hành chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Quá trình chuyển đổi số hay điện tử hoá trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đã góp phần làm giảm khối lượng công việc và hồ sơ giấy phải lưu tại cơ quan, tổ chức xử lý thủ tục hành chính. Nhờ vậy, góp phần tăng chất lượng dịch vụ công và thời gian để giải quyết các hồ sơ của các thủ tục hành chính.

Ở phía DN, có thể đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tham gia các chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do dịch Covid-19, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm sự lệ thuộc vào một nhóm thị trường nhất định. Vai trò chính trong chuyển đổi số đối với việc tận dụng cơ hội mà EVFTA mang lại chính là việc cung cấp cho các DN một nền tảng số để có thể tiếp cận thị trường EU một cách hiệu quả hơn so với các hình thức trước đây.

DNNVV tham gia bình đẳng với DN lớn

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, trước đây khi chưa có nền tảng thương mại điện tử, hoạt động xuất nhập khẩu của thế giới là lãnh địa riêng của các DN lớn. Bởi chỉ DN lớn mới có điều kiện tiếp thị và tổ chức kinh doanh xuyên biên giới và thống lĩnh nền thương mại toàn cầu. Tuy nhiên từ khi internet và các nền tảng thương mại điện tử ra đời, các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa đã có cơ hội được chắp cánh để vươn ra thị trường thế giới và đang trở thành chủ nhân bình đẳng với DN lớn trong nền thương mại toàn cầu.

Hơn nữa, nhờ công nghệ dữ liệu lớn, các DN có thể dễ dàng phân tích chính xác hành vi của người tiêu dùng ở mọi thị trường, chăm sóc khách hàng, tiếp thị đúng đối tượng với chi phí thấp… Cơ hội là ngang nhau, nhưng thành công là khác biệt giữa các quốc gia và các DN trong từng quốc gia. Câu chuyện thành công khi xuất khẩu trực tuyến (B2B) trên nền tảng Alibaba hay bán lẻ trực tuyến qua biên giới (B2C) trên nền tảng Amazon là bài học chung cho các DN Việt Nam.

Theo Báo cáo Kinh tế số 2019 của UNCTAD, kinh tế số chiếm khoảng 4,5% - 15,5% GDP toàn cầu; trong đó thương mại điện tử chính là 1 trong 3 thành phần trụ cột tạo nên nền kinh tế số. Hiện nay, vấn đề mấu chốt để tiến hành chuyển đổi số chính là công nghệ, nhưng chuyển đổi số thành công hay thất bại lại không chủ yếu phụ thuộc vào công nghệ mà là quyết tâm chính trị, thể chế quốc gia. Ông Lộc khuyến nghị, muốn chuyển đổi số, thực hiện thương mại điện tử, thì trách nhiệm của Chính phủ là phải tạo ra hệ thống thể chế hiện đại với các quy định pháp luật phù hợp, cơ sở hạ tầng đồng bộ, cung ứng nguồn nhân lực dồi dào có kỹ năng, để tạo được hệ sinh thái cho thương mại điện tử. Trách nhiệm của DN là phải đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số, hướng tới các mục tiêu phát triển sáng tạo, bền vững, bao trùm.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, ở thời điểm này vẫn còn không ít DN rất thờ ơ với kỹ thuật số và coi chuyển đổi số chỉ là phương tiện để phô diễn hay là chi phí phải gánh chịu, chứ không phải khoản đầu tư quan trọng hàng đầu để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Ông Trần Đình Toản - Phó tổng giám đốc Công ty OSB, Đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba tại Việt Nam phân tích, mục tiêu của chuyển đổi số thực chất chính là nâng cao trải nghiệm của khách hàng, bao gồm các điểm tiếp xúc từ marketing đến bán hàng, chăm sóc khách hàng… “Cái này bắt nguồn từ nhu cầu khách hàng ngày càng cao, bản thân người bán cũng phải hướng dẫn cho người mua hàng, tư vấn cho họ. Do đó chuyển đổi số trong xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng khi khoảng cách địa lý, xu hướng mua hàng đang thay đổi nhanh”, ông Toản cho biết thêm. Vị này lưu ý với các DN, hiện nay nhiều DN đã bắt kịp xu hướng, thay vì cắt giảm chi phí thì đầu tư vào chuyển đổi số để tăng cường phục vụ khách hàng.

Ông Trần Xuân Thuỷ - Giám đốc quốc gia Amazon Global Selling cũng đánh giá, thực ra thương mại điện tử rất dễ ứng dụng và đã chứng minh được sự hiệu quả thông qua thành công của nhiều DNNVV trên thế giới. Ngay trên nền tảng Amazon Việt Nam hiện chỉ có vài người phụ trách nhưng đã xuất khẩu hàng hoá đi hơn 30 quốc gia. Tuy nhiên ông Thuỷ cũng nhấn mạnh rằng thương mại điện tử không phải là cây đũa thần mà khi ứng dụng vào là có thể thành công ngay. Thay vào đó, nó đòi hỏi DN phải có sự đầu tư chuyên nghiệp, đội ngũ nhân sự chuyên trách mới có thể thực hiện được.

Ngọc Khanh 

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vietnam Airlines ký Biên bản ghi nhớ với CitiBank trị giá từ 560 triệu USD

Vừa qua, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) và CitiBank - tổ chức tài chính hàng đầu của Hoa Kỳ - đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về cam kết tài trợ vốn trị giá từ 560 triệu USD trở lên cho các dự án đầu tư chiến lược của Vietnam Airlines.
Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới tới doanh nghiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát đi thông báo giảm thuế đối ứng còn 10%, hoãn thi hành các mức thuế cao hơn trong 90 ngày.
Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

Doanh nghiệp “bắt tay” chính quyền làm dự án hạ tầng

“TP. Hồ Chí Minh hy vọng doanh nghiệp có thể tham gia các dự án lớn, nhất là hạ tầng tại thành phố", ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data