Cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù giúp tăng quyền chủ động cho Thủ đô
![]() | Tăng nguồn lực để Thủ đô chủ động trong điều kiện mới |
Năm 2017, Chính phủ có Nghị định 63 quy định chi tiết thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Thủ đô, theo đó quy định một số cơ chế chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với Hà Nội. Qua 3 năm thực hiện Nghị định 63 đã đạt một số kết quả bước đầu trong việc huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô.
Tuy nhiên, các quy định, chính sách hiện hành chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển của Hà Nội. Từ thực tế đó, đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ thống nhất cao với việc xây dựng và ban hành Nghị quyết này, tin tưởng Nghị quyết được thông qua sẽ góp phần tăng nguồn lực, quyền chủ động trong việc quyết định, sử dụng ngân sách để thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển Thủ đô trong điều kiện và tình hình mới.
Về các nội dung cụ thể được đề xuất trong dự thảo Nghị quyết, trong số 9 cơ chế đặc thù thì đã có 7 cơ chế tương đồng với cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù mà Quốc hội đã thông qua cho TP. Hồ Chí Minh trước đây (Nghị quyết số 54/2017/QH14), chỉ có 2 cơ chế khác biệt. Đó là cơ chế được sử dụng kinh phí chi thường xuyên còn dôi dư đầu tư cho các công trình cấp bách và cơ chế được sử dụng ngân sách của Thành phố để hỗ trợ cho địa phương khác trong điều kiện gặp khó khăn.
Theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), việc Hà Nội xin sử dụng kinh phí chi thường xuyên còn dư để đầu tư cho công trình cấp bách, nghĩa là dùng tiền tiết kiệm chi thường xuyên cho chi đầu tư. Đây là chính sách đang khuyến khích thì không lý do gì để không đồng tình.
Còn cơ chế sử dụng ngân sách thành phố hỗ trợ địa phương khác trong điều kiện khó khăn, đây chính là thể hiện rõ tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”. Vì vậy, các đại biểu cho rằng, không có gì phải băn khoăn khi thông qua cơ chế này cho Hà Nội.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, trong thời gian qua có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù được ban hành, ít nhiều dẫn đến cách hiểu như một hình thức ưu tiên. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đề xuất, không nên dùng từ “đặc thù” trong dự thảo nghị quyết. Chính sách cho địa phương nào thì nên ghi cụ thể cho địa phương đó. Bên cạnh đó đại biểu cũng cho rằng, Chính phủ cần sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, để đáp ứng điều kiện phát triển của thành phố trong thời gian tới.
Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị cần có những quy định cụ thể hơn liên quan đến việc ban hành phí, lệ phí, bảo đảm hợp lý, có sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
