CIC và câu chuyện vay nợ
![]() | Tìm hiểu về điểm tín dụng |
![]() | Tìm hiểu về điểm tín dụng và lịch sử tín dụng xấu. |
![]() | Tìm hiểu về điểm tín dụng khi đi vay tại công ty tài chính |
Tuần qua, Thời báo Ngân hàng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Điểm tín dụng cá nhân trong cho vay tiêu dùng” với nhiều thông tin bổ ích dành cho người cho vay lẫn đi vay.
Tọa đàm đã diễn ra với rất nhiều nội dung trao đổi nhưng quan trọng nhất vẫn là câu chuyện làm sao để người vay có thể hiểu được Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước quan trọng với bản thân người vay như thế nào.
Nói một cách dễ hiểu, mỗi một cá nhân đều có một thông số CIC riêng, được tổ chức này theo dõi cập nhật tất cả những hoạt động tín dụng trong quá khứ. Họ sẽ chấm điểm tín dụng cho từng cá nhân, và chính thông số này sẽ quyết định hạn mức vay tiêu dùng cho từng người, áp dụng chung cho tất cả các TCTD.
![]() |
Theo đó, người vay nên hiểu rằng, lịch sử tín dụng của họ bị theo dõi rất chặt, cần phải có kế hoạch trả nợ đúng để không bị ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của tương lai. Vì chỉ cần một lần vay bị quá hạn trở thành nợ xấu sẽ bị đưa lên CIC, lưu suốt năm năm khiến người có nợ xấu khó tiếp cận các tổ chức tài chính khác.
Để khẳng định tầm quan trọng của CIC với mỗi cá nhân vay vốn, ông Cao Văn Bình, Phó tổng giám đốc CIC nhấn mạnh rằng: CIC chính là cầu nối giúp minh bạch thông tin cá nhân, làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng cho người dân, đồng thời giúp các TCTD tìm được khách hàng tiềm năng, giảm chi phí thẩm định để có những chính sách phù hợp.
“Hiện nay chúng tôi đang thực hiện việc chấm điểm tín dụng cho mọi cá nhân từ 18 tuổi trở lên có và chưa có quan hệ tín dụng theo thông lệ quốc tế. Nếu người nào có điểm tín dụng cao (thông tin tốt) sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ ngân hàng hay các công ty tài chính. Trường hợp điểm tín dụng thấp thì khả năng tiếp cận vốn sẽ hạn chế vì đơn vị cho vay sẽ cẩn trọng và cân nhắc hơn” - ông Bình nói.
Ông Bình cũng thừa nhận có nhiều khách hàng khi vay không trả được nợ, bị ghi nhận bởi CIC, đến khi đi vay tại tổ chức khác mới biết mình bị ghi nhận xấu. Không dừng lại ở đó, theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước đến năm 2020, CIC tích cực mở rộng thu thập thông tin ngoài ngành (như cơ quan công an, các đơn vị dịch vụ công ích điện, viễn thông...). Các trường hợp chưa tiếp cận tín dụng vẫn có hồ sơ trên CIC để các ngân hàng, công ty tài chính có thể tham khảo.
Từ đây, khách hàng chưa hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vay, mặc dù số tiền rất nhỏ vẫn sẽ bị lưu thông tin xấu trên CIC. Thông tin bị lưu trong suốt năm năm. Trong 5 năm đó khách hàng rất khó đi vay vì lịch sử tín dụng của từng khách hàng hầu như ngân hàng, công ty tài chính nào cũng đều có thể xem được qua CIC. Đó cũng là nhắc nhở mọi người dân cần quan tâm quản lý giấy tờ cá nhân của mình để tránh bị kẻ gian lợi dụng sử dụng vào mục đích không tốt. Ngoài ra cần quan tâm các khoản vay về ngày giờ trả nợ để tránh phát sinh nợ xấu, bị ghi nhận trên CIC.
Cũng tham dự tọa đàm, bà Vương Thủy Tiên, thành viên HĐTV Home Credit Việt Nam nói thêm rằng, với các công ty tài chính như Home Credit, thông tin trên CIC là một trong những tiêu chí quan trọng để thẩm định khách hàng trước khi ra quyết định cho vay.
“Khi có khách hàng muốn vay tiền từ Home Credit, chúng tôi sẽ truy cập dữ liệu trên CIC để có thông tin về tình trạng hiện tại của khách hàng như đang nợ ở đâu, nợ bao nhiêu, trả nợ như thế nào, trong quá khứ có nợ quá hạn ở tổ chức nào không... Những thông tin này, cộng với những biện pháp thẩm định khác của riêng công ty sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để đưa ra quyết định chuẩn xác hơn”.
Như vậy, chuyện ghi nhớ CIC là tất yếu đối với người tiêu dùng lúc này. Tuy nhiên, với những ai còn đang mơ hồ, có thể sử dụng một số ứng dụng công nghệ nhắc nợ. Nói như ông Ngô Trung Lĩnh, CEO CTCP Dịch vụ Trực tuyến Cộng Đồng Việt (đơn vị cung cấp phương thức thanh toán Payoo), cho biết nếu khách hàng quên ngày đóng tiền, có thể tải ứng dụng Payoo cài vào điện thoại và sử dụng chức năng nhắc nợ tự động.
Hệ thống sẽ gửi tin nhắn cho khách hàng hàng tháng; hoặc với chức năng thanh toán tự động, khách hàng không cần mất thời gian thanh toán, Payoo sẽ tự động thanh toán tất cả hóa đơn, sau đó gửi thông báo cho khách hàng và cập nhật cho các công ty tài chính lẫn các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước...
Tin liên quan
Tin khác

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Lãi suất gửi tiền 1 tháng tại các ngân hàng hiện ra sao?

UOB kỳ vọng lãi suất điều hành sẽ được giữ nguyên

Bảo hiểm nông nghiệp – "tấm khiên" vững chắc cho Hợp tác xã

Sáng 11/4: Tỷ giá trung tâm quay đầu giảm trở lại
